Để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn thì cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định?
Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về địa vị pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn như sau:
Địa vị pháp lý của Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn
1. Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng; chịu sự chỉ đạo, lãnh đạo trực tiếp của Ban Thường vụ Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn về tổ chức bộ máy, cán bộ, nội dung hoạt động và chế độ tài chính áp dụng đối với hoạt động của Trung tâm theo quy định của pháp luật và Tổng Liên đoàn.
2. Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn nhân danh mình khi tiến hành các hoạt động tư vấn pháp luật.
Như vậy, theo quy định thì Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng.
Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn thì cần đáp ứng những điều kiện gì theo quy định?
Căn cứ khoản 2 Điều 25 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về việc thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn như sau:
Thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn
1. Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn do Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn, có đủ điều kiện thành lập theo quy định của Quy định này.
2. Điều kiện thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn:
Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật trở lên đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP. Trong đó, ít nhất phải có một tư vấn viên là cán bộ công đoàn chuyên trách; số còn lại là cán bộ công đoàn của cấp công đoàn ra quyết định thành lập phân công hoạt động kiêm nhiệm tại Trung tâm; hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
Có trụ sở làm việc, giao dịch của Trung tâm tư vấn pháp luật.
3. Cơ cấu tổ chức của Trung tâm tư vấn pháp luật công đoàn:
Trung tâm tư vấn pháp luật bao gồm Giám đốc Trung tâm, tư vấn viên pháp luật và các nhân viên khác. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện hoạt động cụ thể của Trung tâm, Công đoàn cấp ra quyết định thành lập Trung tâm có thể bổ nhiệm thêm chức danh Phó giám đốc, một số bộ phận giúp việc, thành lập và đặt chi nhánh của Trung tâm theo quy định tại Điều 26, Điều 27 của Quy định này.
Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 19 Nghị định 77/2008/NĐ-CP quy định về tư vấn viên pháp luật như sau:
Tư vấn viên pháp luật
1. Tư vấn viên pháp luật là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, có đủ tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
b) Có Bằng cử nhân luật;
c) Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
2. Tư vấn viên pháp luật được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật. Tư vấn viên pháp luật được hoạt động trong phạm vi toàn quốc.
Công chức đang làm việc trong cơ quan hành chính nhà nước, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân không được cấp Thẻ tư vấn viên pháp luật.
Như vậy, theo quy định, để thành lập Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn thì cần đáp ứng những điều kiện sau đây:
(1) Có ít nhất hai tư vấn viên pháp luật trở lên đáp ứng đủ các tiêu chuẩn sau đây:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có phẩm chất đạo đức tốt, không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;
- Có Bằng cử nhân luật;
- Có thời gian công tác pháp luật từ ba năm trở lên.
Lưu ý: Trong số những tư vấn viên đó ít nhất phải có một tư vấn viên là cán bộ công đoàn chuyên trách; số còn lại là cán bộ công đoàn của cấp công đoàn ra quyết định thành lập phân công hoạt động kiêm nhiệm tại Trung tâm; hoặc luật sư hành nghề với tư cách cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
(2) Có trụ sở làm việc, giao dịch của Trung tâm tư vấn pháp luật.
Việc đăng ký hoạt động đối với Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được thực hiện tại đâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Quy định về tổ chức và hoạt động tư vấn pháp luật của Công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 655/QĐ-TLĐ năm 2014 quy định về đăng ký hoạt động Trung tâm, Chi nhánh tư vấn pháp luật như sau:
Đăng ký hoạt động Trung tâm, Chi nhánh tư vấn pháp luật
1. Trung tâm tư vấn pháp luật do Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố thành lập, đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương mình; Trung tâm tư vấn pháp luật do Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thành lập, đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
2. Hồ sơ đăng ký hoạt động của Trung tâm tư vấn pháp luật, Chi nhánh của Trung tâm thực hiện theo quy định tại Điều 13, Điều 14 Nghị định 77/2008/NĐ-CP và Điều 5, Điều 6 Thông tư 01/2010/TT-BTP .
Như vậy, việc đăng ký hoạt động đối với Trung tâm tư vấn pháp luật Công đoàn được thực hiện tại những địa điểm cụ thể sau đây:
(1) Đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp địa phương mình;
(2) Đối với Trung tâm tư vấn pháp luật do Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn Tổng công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn thành lập thì đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi đặt trụ sở của Trung tâm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kiểm tra chứng từ đối với chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu được thực hiện thế nào?
- Có được tự chế bình xịt hơi cay mini tự vệ vào ban đêm không? Trang bị bình xịt hơi cay bên người có bị phạt không?
- Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng là gì? Kết thúc xây dựng Khu kinh tế quốc phòng trong trường hợp nào?
- Người thực hiện vận chuyển bình xịt hơi cay có số lượng lớn qua biên giới có bị phạt tù hay không?
- Phần mềm Họp không giấy của Kiểm toán nhà nước được xây dựng nhằm mục đích gì? Được quản lý tập trung ở đâu?