Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện thì phải có diện tích rừng tối thiểu là bao nhiêu theo quy định?
- Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện thì phải có diện tích rừng tối thiểu là bao nhiêu?
- Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện những nội dung nào?
- Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện có quyền khởi tố điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp không?
Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện thì phải có diện tích rừng tối thiểu là bao nhiêu?
Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện thì phải có diện tích rừng tối thiểu được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 10 Nghị định 01/2019/NĐ-CP như sau:
Tổ chức Kiểm lâm cấp huyện
1. Kiểm lâm cấp huyện là tổ chức hành chính thuộc Kiểm lâm cấp tỉnh.
2. Tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện:
a) Có diện tích rừng từ 3.000 héc-ta trở lên;
b) Có diện tích dưới 3.000 héc-ta rừng nhưng để thực hiện yêu cầu, nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng, phát triển rừng, sử dụng rừng, chế biến, thương mại lâm sản và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp trên địa bàn;
c) Trường hợp không đáp ứng tiêu chí quy định tại điểm a, điểm b khoản này thì thành lập Kiểm lâm liên huyện.
3. Căn cứ tiêu chí thành lập Kiểm lâm cấp huyện và yêu cầu, nhiệm vụ quản lý, bảo vệ rừng và các nhiệm vụ khác về lâm nghiệp ở địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể Kiểm lâm cấp huyện, Kiểm lâm liên huyện.
Như vậy, theo quy định trên thì để thành lập Kiểm lâm cấp huyện thì phải có diện tích rừng tối thiểu 3.000 héc-ta.
Để thành lập Kiểm lâm cấp huyện thì phải có diện tích rừng tối thiểu là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện những nội dung nào?
Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện những nội dung được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 01/2019/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm lâm cấp huyện
1. Tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện:
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;
b) Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
c) Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên phạm vi địa bàn được giao quản lý:
a) Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án về quản lý rừng, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;
b) Hướng dẫn, kiểm tra việc xây dựng kế hoạch quản lý, bảo vệ rừng; phương án phòng cháy và chữa cháy rừng của chủ rừng; phối hợp với chủ rừng tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp thuộc địa bàn quản lý;
c) Theo dõi diễn biến rừng, kiểm kê rừng;
d) Tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ về phòng cháy và chữa cháy rừng cho tổ, đội quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở; xây dựng lực lượng quần chúng, tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo vệ rừng;
đ) Thông tin kịp thời về dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; triển khai các biện pháp phòng cháy rừng; tham mưu cho cấp có thẩm quyền tổ chức huy động lực lượng, phương tiện trên địa bàn tổ chức chữa cháy rừng;
…
Như vậy, theo quy định trên thì Kiểm lâm cấp huyện tham mưu cho người đứng đầu Kiểm lâm cấp tỉnh và Ủy ban nhân dân cấp huyện những nội dung sau:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch, phương án về quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp trên địa bàn quản lý;
- Phối hợp các cơ quan, tổ chức, lực lượng khác trên địa bàn bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân nơi Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê;
- Giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư.
Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện có quyền khởi tố điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp không?
Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện có quyền khởi tố điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp không, thì theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 01/2019/NĐ-CP như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của công chức Kiểm lâm
1. Công chức Kiểm lâm khi thi hành công vụ thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được giao và chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định tại Nghị định này và theo quy định của pháp luật; mặc đồng phục, đeo cấp hiệu, kiểm lâm hiệu, biển tên theo quy định.
2. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ, kiểm tra hiện trường, khám nơi cất giữ lâm sản trái pháp luật, thu giữ, tạm giữ, bảo quản tang vật, kiểm tra phương tiện vận chuyển lâm sản trái phép theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
3. Xử lý vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính. Thủ trưởng Kiểm lâm trung ương, Thủ trưởng Kiểm lâm vùng, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp tỉnh, Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện, Thủ trưởng Kiểm lâm rừng đặc dụng, rừng phòng hộ có thẩm quyền khởi tố, điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Được trang bị và sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ, đồng phục, phương tiện, trang thiết bị chuyên dụng theo quy định của pháp luật.
5. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được giao khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, theo quy định trên thì Thủ trưởng Kiểm lâm cấp huyện có thẩm quyền khởi tố điều tra vụ án hình sự hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?