Đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của một số trường Đại học năm 2024? Tổ chức thi đánh giá năng lực phải đảm bảo những điều kiện gì?
Đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của một số trường Đại học năm 2024?
Hầu hết bài thi đánh giá năng lực, tư duy kiểm tra kiến thức toàn diện của thí sinh với nhiều dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Các kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy để xét tuyển đại học diễn ra từ tháng 3 đến 7. Để thí sinh làm quen, nhiều trường đã công bố đề tham khảo hoặc câu hỏi mẫu cho từng phần thi/môn thi.
Theo đó, dưới đây là một số đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của một số trường Đại học năm 2024:
(1) Đại học Quốc gia Hà Nội: Tại đây
(2) Đại học Quốc gia TP HCM: Tại đây
(3) Đại học Sư phạm Hà Nôi:
- Môn toán: Tại đây
- Môn Ngữ văn: Tại đây
- Môn Tiếng Anh: Tại đây
- Môn Hóa học: Tại đây
- Môn Vật lý: Tại đây
- Môn Sinh học: Tại đây
- Môn Lịch sử: Tại đây
- Môn Địa lý: Tại đây
(4) Đại học Sư phạm TP. HCM:
- Môn toán: Tại đây
- Môn Ngữ văn: Tại đây
- Môn Tiếng Anh: Tại đây
- Môn Hóa học: Tại đây
- Môn Vật lý: Tại đây
- Môn Sinh học: Tại đây
(5) Đại học Bách khoa Hà Nội:
- Ví dụ mẫu phần tư duy Toán học: Tại đây
- Ví dụ mẫu phần Tư duy khoa học: Tại đây
- Ví dụ mẫu phần Tư duy đọc hiểu: Tại đây
- Đề thi thử 2023: Tại đây
Đề tham khảo kỳ thi đánh giá năng lực, tư duy của một số trường Đại học năm 2024? Tổ chức thi đánh giá năng lực phải đảm bảo những điều kiện gì? (Hình từ internet)
Việc tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh của các trường đại học phải đảm bảo những điều kiện gì?
Các trường đại học tổ chức kỳ thi đánh giá năng lực phải đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 Điều 12 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định Cơ sở đào tạo tổ chức thi phải bảo đảm đủ năng lực về đội ngũ, cơ sở vật chất và các điều kiện khác để tổ chức kỳ thi khách quan, nghiêm túc, chuyên nghiệp, an toàn, thuận tiện và hiệu quả; cụ thể như sau:
- Phải có bộ phận chuyên trách công tác khảo thí đủ năng lực quản lý và tổ chức thực hiện toàn bộ quy trình của công tác thi.
- Đội ngũ cán bộ tham gia công tác tổ chức thi phải đủ số lượng, có phẩm chất đạo đức tốt và năng lực chuyên môn phù hợp để bảo đảm thực hiện tốt các nhiệm vụ trong từng quy trình của công tác thi;
- Các quy trình và phân công trách nhiệm các bộ phận tham gia phải đầy đủ, rõ ràng và hiệu quả, bảo đảm tính độc lập, khách quan giữa các khâu và các bộ phận; có biện pháp hiệu quả chống gian lận và lạm dụng;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị và phần mềm phải phù hợp với quy mô và hình thức tổ chức thi, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ hiệu quả cho thực hiện các quy trình trong công tác tổ chức thi, bao gồm cả yêu cầu về bảo mật, an toàn, an ninh, chống gian lận trong kỳ thi;
- Trường hợp tổ chức thi trực tuyến phải thực hiện đầy đủ biện pháp để bảo đảm kết quả đánh giá tin cậy và công bằng như đối với hình thức thi trực tiếp, đồng thời toàn bộ diễn biến của buổi thi được ghi hình, ghi âm và lưu trữ.
Theo đó, cơ sở đào tạo tổ chức thi phải xây dựng quy chế thi và đề án tổ chức thi (có thể tích hợp trong đề án tuyển sinh), công bố trên trang thông tin điện tử của đơn vị đồng thời gửi về cơ quan quản lý trực tiếp và Bộ GDĐT để báo cáo ít nhất 30 ngày trước khi thí sinh bắt đầu đăng ký dự thi.
Cơ sở đào tạo tổ chức thi chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi công tác trước, trong và sau kỳ thi, bao gồm cả trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về chất lượng đề thi, quy chế thi, đề án tổ chức thi và việc triển khai đề án tổ chức thi.
Cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì trong tuyển sinh đại học?
Căn cứ theo quy định tại Điều 26 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT có nêu rõ cơ sở đào tạo có trách nhiệm gì trong tuyển sinh đại học như sau:
- Từ năm 2023 xây dựng quy chế tuyển sinh để cụ thể hóa những quy định của Quy chế này cho các hình thức đào tạo, công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo.
- Tổ chức tuyển sinh theo đề án và quy chế tuyển sinh đã ban hành, tuân thủ các quy định của Quy chế này và các quy định pháp luật hiện hành; thực hiện trách nhiệm giải trình với Bộ GDĐT, các cơ quan có thẩm quyền và xã hội về toàn bộ công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra nội bộ, chủ động giải quyết các rủi ro đã đưa ra trong đề án tuyển sinh của cơ sở đào tạo; giải quyết đơn thư phản ánh, khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm liên quan tới công tác tuyển sinh của cơ sở đào tạo theo quy định của Quy chế này và quy định của pháp luật có liên quan.
- Cập nhật danh sách thí sinh trúng tuyển và nhập học lên hệ thống chậm nhất 30 ngày sau khi thí sinh hoàn thành thủ tục nhập học; báo cáo những nội dung theo quy định của Quy chế này, báo cáo tình hình tuyển sinh và kết quả tuyển sinh theo yêu cầu của Bộ GDĐT.
- Bảo quản, lưu trữ các tài liệu liên quan đến tuyển sinh trong suốt khóa đào tạo theo quy định của Luật Lưu trữ và các quy định về thời hạn bảo quản tài liệu chuyên môn nghiệp vụ của ngành giáo dục. Đối với cơ sở đào tạo tổ chức thi còn phải bảo quản danh sách phòng thi, bài thi của thí sinh, hồ sơ và kết quả chấm thi theo thời hạn quy định tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT của Bộ GDĐT.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cần làm gì khi nghi người khác lấy cắp đồ mà không được khám xét người? Ai có thẩm quyền khám xét người?
- Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình trọn gói mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải về file word ở đâu?
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?