Để phân định ranh giới rừng trên bản đồ căn cứ vào đâu? Xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ thực hiện như thế nào?

Để phân định ranh giới rừng trên bản đồ căn cứ vào đâu? Phân định ranh giới rừng trên bản đồ có những nội dung gì? Xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ thực hiện như thế nào? Trên đây là câu hỏi của anh Hoàng Phúc tại Gia Lai.

Để phân định ranh giới rừng trên bản đồ căn cứ vào đâu?

Tại Điều 6 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:

Phân định ranh giới rừng
1. Rừng được phân định ranh giới cụ thể trên thực địa, trên bản đồ và lập hồ sơ quản lý rừng. Hệ thống phân định ranh giới rừng thống nhất trên phạm vi cả nước theo tiểu khu, khoảnh, lô rừng.
2. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết Điều này.

Theo khoản 3 Điều 2 Luật Lâm nghiệp 2017 thì Rừng là một hệ sinh thái bao gồm các loài thực vật rừng, động vật rừng, nấm, vi sinh vật, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó thành phần chính là một hoặc một số loài cây thân gỗ, tre, nứa, cây họ cau có chiều cao được xác định theo hệ thực vật trên núi đất, núi đá, đất ngập nước, đất cát hoặc hệ thực vật đặc trưng khác; diện tích liên vùng từ 0,3 ha trở lên; độ tàn che từ 0,1 trở lên.

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về căn cứ phân định ranh giới rừng như sau:

Căn cứ phân định ranh giới rừng
1. Bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam số TCVN 11565:2016 .
2. Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.

Theo quy định trên, rừng được phân định ranh giới cụ thể trên thực địa, trên bản đồ và lập hồ sơ quản lý rừng.

Để phân định ranh giới rừng trên bản đồ căn cứ vào:

- Bản đồ hiện trạng rừng theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 11565:2016.

- Một trong các tài liệu sau: giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định thành lập khu rừng; quyết định giao đất; quyết định thuê đất; quyết định giao rừng; quyết định thuê rừng.

Ranh giới rừng

Để phân định ranh giới rừng trên bản đồ căn cứ vào đâu? (Hình từ Internet)

Phân định ranh giới rừng trên bản đồ có những nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về nội dung phân định ranh giới rừng như sau:

Nội dung phân định ranh giới rừng
1. Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ hiện trạng rừng.
2. Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới trên bản đồ hiện hạng rừng.

Theo đó, nội dung phân định ranh giới rừng trên bản đồ gồm:

- Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới chủ rừng trên bản đồ hiện trạng rừng.

- Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới trên bản đồ hiện hạng rừng.

Xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ thực hiện như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT về thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới của chủ rừng như sau:

Thiết kế vị trí các mốc, bảng phân định ranh giới của chủ rừng
1. Sử dụng bản đồ phân định ranh giới rừng tại Điều 5 Thông tư này để xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng.
2. Vị trí mốc: chỉ xác định vị trí mốc đối với ranh giới tiếp giáp giữa các chủ rừng lân cận tại các vị trí đổi hướng của đường ranh giới, nơi không có điểm đặc trưng, khó phân định ranh giới; không xác định mốc ở những nơi đường ranh giới có các điểm đặc trưng. Khoảng cách giữa các mốc không quá 2.000 m. Trường hợp những nơi giáp khu dân cư có nhiều nguy cơ bị xâm hại, nơi ranh giới khó nhận biết do có quá ít các điểm đặc trưng như vùng đồi bát úp hoặc đất bằng ven biển, khoảng cách các mốc không quá 1.000 m. Số hiệu mốc đánh theo thứ tự từ mốc số 1 đến mốc cuối cùng trên đường ranh giới theo chiều kim đồng hồ.
3. Vị trí bảng: được xác định ở các vị trí có đường giao thông qua lại hoặc nơi gần các khu dân cư, nơi rừng có nguy cơ bị xâm hại cao.

Theo khoản 4, khoản 5 Điều 2 Thông tư 31/2018/TT-BNNPTNT giải thích:

Mốc phân định ranh giới là vật thể cố định được sử dụng để đánh dấu các vị trí quan trọng trên đường ranh giới cần phân định trên thực địa.
Điểm đặc trưng là các điểm địa hình, địa vật, dông núi, sông, suối, đường giao thông, đường phân thủy, đường tụ thủy.

Như vậy, sử dụng bản đồ phân định ranh giới rừng tại Điều 5 Thông tư này là bản đồ hiện trạng rừng để xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng.

- Đối với vị trí mốc: chỉ xác định vị trí mốc đối với ranh giới tiếp giáp giữa các chủ rừng lân cận tại các vị trí đổi hướng của đường ranh giới, nơi không có điểm đặc trưng, khó phân định ranh giới.

Không xác định mốc ở những nơi đường ranh giới có các điểm đặc trưng. Khoảng cách giữa các mốc không quá 2.000 m. T

rường hợp những nơi giáp khu dân cư có nhiều nguy cơ bị xâm hại, nơi ranh giới khó nhận biết do có quá ít các điểm đặc trưng như vùng đồi bát úp hoặc đất bằng ven biển, khoảng cách các mốc không quá 1.000 m.

Số hiệu mốc đánh theo thứ tự từ mốc số 1 đến mốc cuối cùng trên đường ranh giới theo chiều kim đồng hồ.

- Đối với vị trí bảng: được xác định ở các vị trí có đường giao thông qua lại hoặc nơi gần các khu dân cư, nơi rừng có nguy cơ bị xâm hại cao.

Phân định ranh giới rừng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Việc tiến hành phân định ranh giới rừng được thực hiện theo trình tự nào khi có sự thay đổi về ranh giới rừng? Cơ quan nào có thẩm quyền thực hiện?
Pháp luật
Phương pháp mô tả đường phân định ranh giới rừng trên thực địa được quy định như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Phân định ranh giới tiểu khu, khoảnh, lô và ranh giới rừng trên bản đồ được tiến hành như thế nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Để phân định ranh giới rừng trên bản đồ căn cứ vào đâu? Xác định sơ đồ vị trí mốc, bảng phân định ranh giới rừng trên bản đồ thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Ai có trách nhiệm quản lý và bảo vệ bảng phân định ranh giới rừng? Tiến hành cắm bảng phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào?
Pháp luật
Thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa theo trình tự như thế nào? Cơ quan nào có trách nhiệm thực hiện phân định ranh giới rừng trên thực địa?
Pháp luật
Xác định vị trí mốc phân định ranh giới rừng được tiến hành trong trường hợp nào? Tiến hành cắm mốc phân định ranh giới rừng trên thực địa như thế nào?
Pháp luật
Hiệu chỉnh bản đồ hiện trạng rừng để sử dụng làm bản đồ phân định ranh giới rừng trong trường hợp nào? Hiệu chỉnh bản đồ theo trình tự nào?
Pháp luật
Hồ sơ phân định ranh giới rừng gồm những giấy tờ gì? Hồ sơ phân định ranh giới rừng của chủ rừng do ai quản lý?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phân định ranh giới rừng
1,743 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phân định ranh giới rừng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phân định ranh giới rừng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào