Đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo trình tự thế nào?
- Đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo trình tự thế nào?
- Hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương cần những gì?
- Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao nhiêu ngày?
Đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo trình tự thế nào?
Đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương theo trình tự quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Phần II Phụ lục Kèm theo Quyết định 1689/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Đề nghị để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí
7.1. Trình tự thực hiện:
a) Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 52 Luật Dầu khí, trên cơ sở đề xuất của nhà thầu được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam thông qua, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam trình Bộ Công Thương 02 bộ hồ sơ (gồm 01 bộ hồ sơ gốc và 01 bộ hồ sơ bản sao, gửi trực tiếp hoặc qua bưu chính) đề nghị chấp thuận để lại, hoãn thu dọn hoặc thực hiện thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương gửi hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Quốc phòng và các bộ, ngành có liên quan.
c) Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ lấy ý kiến của Bộ Công Thương, các bộ, ngành phải có ý kiến bằng văn bản về nội dung thuộc phạm vi quản lý nhà nước của mình gửi Bộ Công Thương.
d) Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công Thương ban hành văn bản chấp thuận để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
...
Như vậy, trình tự đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương cần những gì?
Hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được quy định tại tiểu mục 7.3 Mục 7 Phần II Phụ lục Kèm theo Quyết định 1689/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Đề nghị để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí
...
7.2. Cách thức thực hiện:
- Qua Bưu điện.
- Nộp trực tiếp tại Văn thư - Bộ Công Thương.
7.3. Thành phần hồ sơ:
a) Văn bản đề nghị để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí hay hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí.
b) Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có).
c) Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
7.4. Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bô hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
...
Như vậy, hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị để lại một phần công trình dầu khí;
- Đánh giá của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam về đề xuất của nhà thầu; văn bản tiếp thu, giải trình của nhà thầu (nếu có).
- Các văn bản, tài liệu khác có liên quan.
Số lượng bộ hồ sơ: 02 bộ hồ sơ (01 bộ hồ sơ gốc và 1 bộ hồ sơ bản sao).
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương bao nhiêu ngày?
Thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương được quy định tại tiểu mục 7.5 Mục 7 Phần II Phụ lục Kèm theo Quyết định 1689/QĐ-BCT năm 2023 như sau:
Đề nghị để lại một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí; hoãn thu dọn một phần hoặc toàn bộ công trình dầu khí
...
7.5. Thời hạn giải quyết: 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
7.6. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, các nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư).
7.7. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Vụ Dầu khí và Than.
7.8. Phí, Lệ phí: Không quy định.
7.9. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận.
7.10. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Không có.
7.11. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Nhà thầu dầu khí (nhà đầu tư) tiến hành hoạt động dầu khí phải có đủ năng lực tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm theo quy định tại Điều 18 Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
7.12. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Dầu khí ngày 14/11/2022.
- Nghị định số 45/2023/NĐ-CP ngày 01/7/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dầu khí.
Theo quy định trên, thời hạn giải quyết hồ sơ đề nghị để lại một phần công trình dầu khí thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương là 45 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?
- Chứng minh nhân dân là gì? Thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư có bao gồm số chứng minh nhân dân không?
- Dự toán dự án đầu tư công được xác định dựa trên cơ sở nào? Nội dung phê duyệt dự toán dự án đầu tư công gồm những gì?
- Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là gì? Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa đúng không?
- Công ty đại chúng có phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tình hình quản trị công ty hay không?