Để ngăn ngừa người bị rơi, ngã tại công trường xây dựng cần lắp đặt và thực hiện những biện pháp gì?
Việc phòng ngừa vật rơi tại công trường xây dựng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.1.4 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
...
2.1.4 Phòng ngừa vật rơi
2.1.4.1 Kiểm soát an toàn đối với các vùng nguy hiểm có thể có vật rơi, đổ nêu tại điểm h của 2.1.1.3, điểm b của 2.1.1.4 phải thực hiện theo quy định tại 2.1.1.2.
CHÚ THÍCH: Xem các quy định liên quan đến vùng nguy hiểm và biện pháp ĐBAT trước nguy cơ các vật bị rơi, đổ tại 2.2 đến 2.15 của quy chuẩn này.
...
Theo quy định trên, kiểm soát an toàn đối với các vùng nguy hiểm có thể có vật rơi, đổ nêu tại điểm h của 2.1.1.3 là khu vực có nguy cơ do các vật rơi hoặc đổ xuống, điểm b của 2.1.1.4 phải thực hiện theo quy định tại tiết 2.1.1.2 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD cụ thể:
2.1.1.2 Trước khi và trong quá trình triển khai các hoạt động xây dựng trên công trường, người sử dụng lao động phải căn cứ vào điều kiện thực tế, đặc điểm của công trường, công trình và đặc điểm của các loại công việc thi công khác nhau để nhận diện các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại (xem 2.18), xác định các vùng nguy hiểm, vùng nguy hại trên công trường và khu vực lân cận công trường. Vùng nguy hiểm, vùng nguy hại phải được thiết lập, kiểm soát để ĐBAT bằng các biện pháp sau:
a) Có rào chắn hoặc biện pháp che chắn chắc chắn để ngăn ngừa xâm nhập;
b) Có các phương tiện cảnh báo, chỉ dẫn cụ thể;
c) Có người làm nhiệm vụ bảo vệ, cảnh báo và kiểm soát ra, vào.
Công trường xây dựng (Hình từ Internet)
Để ngăn ngừa người bị rơi, ngã tại công trường xây dựng cần lắp đặt và thực hiện những biện pháp gì?
Căn cứ theo tiết 2.1.5 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
...
2.1.5 Ngăn ngừa người bị rơi, ngã
2.1.5.1 Phải lắp đặt lan can an toàn và tấm chặn chân ngăn ngừa người bị rơi, ngã khi làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên (so với mặt đất, mặt sàn), trên mái nhà, mặt dốc, mái dốc hoặc ngã xuống hố, lỗ.
2.1.5.2 Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can an toàn, phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
a) Lắp đặt và duy trì lưới hoặc sàn đỡ an toàn;
b) Người lao động phải sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh.
CHÚ THÍCH: Các trường hợp bắt buộc sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh xem quy định chi tiết tại các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.
Theo đó, để ngăn ngừa người bị rơi, ngã tại công trường xây dựng phải lắp đặt lan can an toàn và tấm chặn chân ngăn ngừa người bị rơi, ngã khi làm việc ở độ cao từ 2,0 m trở lên (so với mặt đất, mặt sàn), trên mái nhà, mặt dốc, mái dốc hoặc ngã xuống hố, lỗ.
Trong trường hợp không thể lắp đặt lan can an toàn, phải thực hiện một trong các biện pháp sau:
- Lắp đặt và duy trì lưới hoặc sàn đỡ an toàn;
- Người lao động phải sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh.
Các trường hợp bắt buộc sử dụng dây an toàn và dây cứu sinh xem quy định chi tiết tại các mục khác có liên quan trong quy chuẩn này.
Để đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng, việc ngăn ngừa sụp đổ công trình được hướng dẫn như thế nào?
Căn cứ theo tiết 2.1.6 tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 18:2021/BXD quy định như sau:
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1 Đảm bảo an toàn tại công trường xây dựng và khu vực lân cận
...
2.1.6 Ngăn ngừa sụp đổ công trình
2.1.6.1 Trước khi tiếp tục xây dựng công trình sau thời gian ngừng thi công hoặc thực hiện các công việc bảo trì, sửa chữa, nâng cấp, mở rộng, tháo dỡ hoặc phá dỡ công trình hiện hữu, phải thực hiện rà soát và có các biện pháp ĐBAT để ngăn ngừa sụp đổ một phần hoặc toàn bộ công trình, bao gồm:
a) Khảo sát, đánh giá an toàn kết cấu (đánh giá KNCL) của bộ phận công trình, công trình. Nếu kết quả đánh giá an toàn kết cấu cho thấy có nguy cơ sụp đổ thì phải thực hiện công việc chống đỡ tạm theo quy định tại 2.3;
CHÚ THÍCH 1: Đối với công trình được tiếp tục thi công sau khoảng thời gian ngừng thi công, chủ đầu tư, người giám sát xây dựng của chủ đầu tư (hoặc tổng thầu EPC), nhà thầu thiết kế và người sử dụng lao động chịu trách nhiệm đánh giá an toàn kết cấu đối với các cấu kiện, bộ phận kết cấu, phần công trình đã hoàn thành của công trình. Căn cứ đánh giá dựa trên quan sát hiện trạng kết cấu, các tài liệu và hồ sơ quản lý chất lượng thi công và nghiệm thu, hồ sơ thiết kế, các chỉ dẫn kỹ thuật và yêu cầu của thiết kế và các kết quả thí nghiệm, thử nghiệm khác của phần công trình đã thi công.
CHÚ THÍCH 2: Đối với các công trình hiện hữu, công việc đánh giá an toàn kết cấu thực hiện theo quy định của pháp luật về xây dựng (nếu có) và các quy định có liên quan trong quy chuẩn này.
b) Xác định vùng nguy hiểm và thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ĐBAT theo quy định tại 2.1.1.2 đến 2.1.1.4.
Ngăn ngừa sụp đổ công trình xây dựng được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?