Để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 bắt buộc phải đủ bao nhiêu km lái xe an toàn theo quy định?

Tôi có thắc mắc là không biết để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 có bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn không? Nếu có thì phải đủ bao nhiêu km lái xe an toàn? Câu hỏi của anh T.P (Nha Trang).

Để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 có bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn không?

Giấy phép lái xe hạng B1 theo quy định tại khoản 6 Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau:

- Ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;

- Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;

- Máy kéo kéo một rơ moóc có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg.

giấy phép lái xe hạng B2 cấp cho người hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe ô tô chuyên dùng có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg; Và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B1 được nêu ở trên.

Để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn theo quy định tại khoản 5 Điều 61 Luật Giao thông đường bộ 2008 như sau:

Đào tạo lái xe, sát hạch để cấp giấy phép lái xe
1. Cơ sở đào tạo lái xe là loại hình cơ sở dạy nghề, phải có đủ điều kiện về lớp học, sân tập lái, xe tập lái, đội ngũ giáo viên, giáo trình, giáo án và phải được giấy cấp phép theo quy định.
2. Cơ sở đào tạo lái xe phải thực hiện đúng nội dung và chương trình quy định cho từng loại, hạng giấy phép lái xe.
3. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, A4, B1 phải được đào tạo. Người có nhu cầu được cấp giấy phép lái xe hạng B2, C, D, E và các giấy phép lái xe hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở đào tạo.
4. Việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe thực hiện cho những trường hợp sau đây:
a) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B1 lên hạng B2;
b) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng B2 lên hạng C hoặc lên hạng D;
c) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng C lên hạng D hoặc lên hạng E;
d) Nâng hạng giấy phép lái xe từ hạng D lên hạng E;
đ) Nâng hạng giấy phép lái xe từ các hạng B2, C, D, E lên các hạng giấy phép lái các xe tương ứng có kéo rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
5. Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe theo quy định tại khoản 4 Điều này còn phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho từng hạng giấy phép lái xe; người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe lên hạng D, E tối thiểu phải có trình độ văn hóa trung học cơ sở.
6. Việc đào tạo lái xe ô tô chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên và lái xe kéo rơ moóc chỉ được thực hiện bằng hình thức đào tạo nâng hạng với các điều kiện quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều này.

Theo quy định trên, việc đào tạo để nâng hạng giấy phép lái xe được thực hiện cho trường hợp nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2.

Người có nhu cầu được đào tạo nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 phải có đủ thời gian và số ki-lô-mét lái xe an toàn quy định cho giấy phép lái xe hạng B2.

Như vậy, để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 bắt buộc phải đủ số km lái xe an toàn theo quy định.

Số km lái xe an toàn để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2

Số km lái xe an toàn để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 (Hình từ Internet)

Để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 bắt buộc phải đủ bao nhiêu km lái xe an toàn?

Để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 phải có đủ số km lái xe an toàn theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT, được bổ sung bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 38/2019/TT-BGTVT như sau:

Điều kiện đối với người học lái xe
1. Là công dân Việt Nam, người nước ngoài được phép cư trú hoặc đang làm việc, học tập tại Việt Nam.
2. Đủ tuổi (tính đến ngày dự sát hạch lái xe), sức khỏe, trình độ văn hóa theo quy định; đối với người học để nâng hạng giấy phép lái xe, có thể học trước nhưng chỉ được dự sát hạch khi đủ tuổi theo quy định.
3. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe phải có đủ thời gian lái xe hoặc hành nghề và số km lái xe an toàn như sau:
a) Hạng B1 số tự động lên B1: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
b) Hạng B1 lên B2: thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên;
c) Hạng B2 lên C, C lên D, D lên E; các hạng B2, C, D, E lên hạng F tương ứng; các hạng D, E lên FC: thời gian hành nghề từ 03 năm trở lên và 50.000 km lái xe an toàn trở lên;
d) Hạng B2 lên D, C lên E: thời gian hành nghề từ 05 năm trở lên và 100.000 km lái xe an toàn trở lên.
đ) Trường hợp người học nâng hạng vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ với hình thức tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thời gian lái xe an toàn được tính từ ngày chấp hành xong các quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
4. Người học để nâng hạng giấy phép lái xe lên các hạng D, E phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc tương đương trở lên.

Theo quy định trên, người học để nâng hạng giấy phép lái xe hạng B1 lên B2 phải có đủ thời gian lái xe từ 01 năm trở lên và 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

Như vậy, để nâng hạng giấy phép lái xe B1 lên hạng B2 phải có đủ 12.000 km lái xe an toàn trở lên.

Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2 phải đào tạo lại khi nào?

Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2 phải đào tạo lại trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT như sau:

Hình thức đào tạo
1. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng A1, A2, A3, A4 và ô tô hạng B1 được tự học các môn lý thuyết, nhưng phải đăng ký tại cơ sở được phép đào tạo để được ôn luyện, kiểm tra; riêng đối với các hạng A4, B1 phải được kiểm tra, cấp chứng chỉ đào tạo.
2. Người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe các hạng B2, C, D, E và giấy phép lái xe các hạng F phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo. Trong thời hạn trên 01 (một) năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

Theo đó, người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2 phải được đào tạo tập trung tại cơ sở được phép đào tạo và phải được kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo.

Trong thời hạn trên 01 năm kể từ ngày cơ sở đào tạo kết thúc kiểm tra, xét công nhận tốt nghiệp khóa đào tạo, nếu người có nhu cầu cấp giấy phép lái xe hạng B2 không kiểm tra cấp chứng chỉ sơ cấp hoặc chứng chỉ đào tạo thì phải đào tạo lại theo khóa học mới.

Giấy phép lái xe TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIẤY PHÉP LÁI XE
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bằng B1 lái xe gì? Thời hạn bằng B1 là bao lâu? Thời gian đào tạo bằng B1 từ 01/6/2024 bao nhiêu giờ?
Pháp luật
Một loại trong giấy phép lái xe tích hợp bị tạm giữ mà loại khác hết hạn thì có được có được cấp đổi loại hết hạn không?
Pháp luật
Từ ngày 01/6/2024 học viên thi bằng lái xe hạng B2 không phải học lý thuyết tập trung? Nội dung kiểm tra cấp giấy phép lái xe hạng B2 là gì?
Pháp luật
GPLX tích hợp nhưng bị tước bằng lái xe hạng A1, sử dụng bằng lái xe hạng B2 được không? Lái xe khi không có bằng lái thì bị xử phạt hành chính bao nhiêu?
Pháp luật
Mẫu Bản khai thời gian hành nghề và số km lái xe an toàn mới nhất 2024 ra sao? Tải mẫu bản khai tại đâu?
Pháp luật
Có được xuất trình Giấy phép lái xe máy trên ứng dụng VNeID khi CSGT kiểm tra hay không? CSGT dừng xe kiểm tra có được dừng bất chợt gây nguy hiểm cho người điều khiển hay không?
Pháp luật
Cho người khác mượn giấy phép lái xe của mình thì sẽ bị thu hồi giấy phép lái xe trong bao lâu mới được cấp lại từ 01/06/2024?
Pháp luật
Người chạy xe mô tô phân khối lớn cần mang theo Giấy phép lái xe khi tham gia giao thông hay không?
Pháp luật
Tổng hợp những điểm mới của Thông tư 05/2024/TT-BGTVT về giấy phép lái xe áp dụng từ 01/6/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ mới nhất 2024 ra sao? Tải đơn đề nghị đổi giấy phép lái xe cơ giới đường bộ ở đâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép lái xe
378 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép lái xe
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: