Để được làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì phải có bằng cử nhân giáo dục đặc biệt đúng không?
Để được làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập thì phải có bằng cử nhân giáo dục đặc biệt đúng không?
Giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 23 Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập (gọi tắt là Quy chế) ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:
Giáo viên
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên: có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt hoặc đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập phải đáp ứng trình độ chuẩn như sau:
- Có bằng cử nhân trở lên ngành Giáo dục đặc biệt; hoặc,
- Đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Như vậy, để được làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập không nhất thiết phải cần có bằng cử nhân giáo dục đặc biệt.
Trường hợp giáo viên đáp ứng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên mầm non, phổ thông cùng với chứng chỉ nghiệp vụ sư phạm về giáo dục hòa nhập hoặc chứng chỉ nghiệp vụ giáo dục đặc biệt theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì cũng có thể làm giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập.
Giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có được hưởng phụ cấp không?
Tại khoản 3 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT quy định về quyền của giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập như sau:
Giáo viên
…
3. Quyền của giáo viên
a) Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
b) Được hưởng mọi quyền lợi ưu đãi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe, được hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật;
c) Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động chuyên môn khác của Trung tâm; tham gia các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
Căn cứ quy định trên thì giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập được hưởng hưởng lương và các khoản phụ cấp theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật.
Bên cạnh đó, giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập còn được hưởng các quyền như sau:
- Hưởng mọi quyền lợi ưu đãi về vật chất, tinh thần và được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe theo quy định đối với nhà giáo trong các trường, lớp dành cho người khuyết tật.
- Được tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ;
- Được tạo điều kiện để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động chuyên môn khác của Trung tâm;
Tham gia các cuộc họp xét thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết các vấn đề có liên quan đến nhiệm vụ được phân công.
Giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có những nhiệm vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 23 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 20/2022/TT-BGDĐT thì giáo viên Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập có các nhiệm vụ như sau:
- Thực hiện phát hiện sớm, phân loại nhu cầu giáo dục và can thiệp giáo dục sớm;
- Hỗ trợ giáo dục hòa nhập;
- Thực hiện dạy học và giáo dục học sinh khuyết tật tại Trung tâm đúng mục tiêu, nội dung, chương trình, kế hoạch;
- Tham gia các hoạt động sinh hoạt chuyên môn;
- Chịu trách nhiệm về chất lượng, hiệu quả giáo dục, phù hợp với đối tượng và điều kiện cụ thể của Trung tâm;
- Thực hiện các quyết định của giám đốc Trung tâm; chịu sự kiểm tra của các cấp quản lý giáo dục theo quy định; thực hiện nội quy của Trung tâm và các quy định của Quy chế này;
- Thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Tích cực, chủ động tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; thực hiện tự đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quy chế làm việc của chi ủy chi bộ cơ sở mới nhất là mẫu nào? Chi ủy, chi bộ cơ sở họp thường lệ mấy tháng một lần?
- Mẫu sơ yếu lý lịch cá nhân của sáng lập viên thành lập quỹ từ thiện, quỹ xã hội? Điều kiện đối với sáng lập viên thành lập quỹ?
- Bảo đảm hoàn thành sắp xếp CBCCVC dôi dư sau 5 năm tinh gọn bộ máy hành chính theo Công văn 7968?
- Thời điểm xuất hóa đơn GTGT hàng xuất khẩu theo Nghị định 123? Xuất khẩu hàng hóa được sử dụng hóa đơn GTGT?
- Trình tự thủ tục cấp Giấy phép trang bị vũ khí quân dụng theo Quyết định 9312 thực hiện như thế nào?