Để được cấp giấy phép thì tổ chức có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen giống cây trồng với ai?
- Hoạt động tiếp cận nguồn gen là gì?
- Để được cấp giấy phép thì tổ chức có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen giống cây trồng với ai?
- Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng có những quyền và nghĩa vụ gì?
- Ai có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng?
Hoạt động tiếp cận nguồn gen là gì?
Theo khoản 22 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Nguồn gen bao gồm các loài sinh vật, các mẫu vật di truyền trong khu bảo tồn, cơ sở bảo tồn đa dạng sinh học, cơ sở nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và trong tự nhiên.
Theo khoản 29 Điều 3 Luật Đa dạng sinh học 2008 định nghĩa tiếp cận nguồn gen như sau:
Tiếp cận nguồn gen là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
Như vậy, hoạt động tiếp cận nguồn gen được hiểu là hoạt động điều tra, thu thập nguồn gen để nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại.
Để được cấp giấy phép thì tổ chức có nhu cầu tiếp cận nguồn gen phải ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen giống cây trồng với ai?
Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng (Hình từ Internet)
Theo khoản 1 Điều 59 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định như sau:
Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Các điều kiện để tổ chức, cá nhân được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen bao gồm:
a) Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
b) Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
c) Việc tiếp cận nguồn gen không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Căn cứ trên quy định tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng cần đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Đã ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen;
- Việc tiếp cận nguồn gen giống cây trồng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này, cụ thể:
Giấy phép tiếp cận nguồn gen
...
4. Các trường hợp không cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen gồm có:
a) Nguồn gen của loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, trừ trường hợp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép;
b) Việc sử dụng nguồn gen có nguy cơ gây hại đối với con người, môi trường, an ninh, quốc phòng và lợi ích quốc gia.
Như vậy, để được cấp giấy phép thì tổ chức có nhu cầu tiếp cận nguồn gen giống cây trồng phải ký hợp đồng tiếp cận nguồn gen giống cây trồng và chia sẻ lợi ích với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được giao quản lý nguồn gen giống cây trồng.
Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng có những quyền và nghĩa vụ gì?
Theo Điều 60 Luật Đa dạng sinh học 2008 quy định quyền và nghĩa vụ của tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng như sau:
(1) Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng có các quyền sau đây:
- Điều tra, thu thập nguồn gen và các hoạt động khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;
- Đưa nguồn gen không thuộc Danh mục nguồn gen bị cấm xuất khẩu ra khỏi lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Kinh doanh sản phẩm sản xuất từ nguồn gen được phép tiếp cận;
- Quyền khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
(2) Tổ chức được cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen giống cây trồng có các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân thủ các quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen;
- Báo cáo bằng văn bản với cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen về kết quả nghiên cứu phát triển, sản xuất sản phẩm thương mại theo thời hạn quy định trong giấy phép tiếp cận nguồn gen;
- Chia sẻ lợi ích thu được với các bên liên quan, bao gồm cả việc phân chia quyền sở hữu trí tuệ đối với kết quả sáng tạo trên cơ sở tiếp cận nguồn gen và bản quyền tri thức truyền thống về nguồn gen;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của giấy phép tiếp cận nguồn gen, hợp đồng tiếp cận nguồn gen và chia sẻ lợi ích.
Ai có thẩm quyền cấp giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng?
Theo Điều 6 Nghị định 59/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng, giống vật nuôi, giống thủy sản và giống cây lâm nghiệp.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp, gia hạn và thu hồi Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với các trường hợp không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.
Căn cứ trên quy định Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có thẩm quyền cấp Giấy phép tiếp cận nguồn gen đối với nguồn gen của giống cây trồng cho tổ chức đáp ứng đủ điều kiện theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bộ luật Hình sự mới nhất hiện nay quy định những gì? Bộ luật Hình sự có nhiệm vụ gì? Nguyên tắc xử lý người phạm tội và pháp nhân thương mại phạm tội?
- Phương tiện đo nhóm 2 không có quy trình kiểm định thì có chuyển sang hiệu chuẩn thay thế được không?
- Chức năng của Hội đồng nghệ thuật trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn là gì? Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng nghệ thuật?
- Chính quyền địa phương ở thị trấn là gì? Nhiệm vụ và quyền hạn của chính quyền địa phương ở thị trấn?
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?