Để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn nào?
- Để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
- Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam bị mất thì có được cấp lại hay không?
Thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn nào?
Căn cứ theo Điều 15 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:
Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:
Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A- III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;
c) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
d) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Như vậy, thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn cụ thể trên.
Trước đây, theo quy định tại Điều 15 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca như sau:
Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca
1. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:
Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.
2. Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:
Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
a) Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;
b) Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;
c) Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
d) Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Theo đó, thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam phải đáp ứng những tiêu chuẩn chuyên môn như sau:
- Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca Oiler:
Thợ máy trực ca Oiler phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/4 của Bộ luật STCW về chức năng kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp.
- Tiêu chuẩn chuyên môn của thợ máy trực ca AB:
Thợ máy trực ca AB phải đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên môn quy định tại Mục A-III/5 của Bộ luật STCW về các chức năng sau đây:
+ Kỹ thuật máy tàu biển theo mức trợ giúp;
+ Kỹ thuật điện, điện tử và điều khiển máy theo mức trợ giúp;
+ Bảo dưỡng và sửa chữa theo mức trợ giúp;
+ Kiểm soát hoạt động của tàu và chăm sóc người trên tàu theo mức trợ giúp.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển (Hình từ Internet)
Để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ theo Điều 37 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
1. Thợ máy trực ca Oiler:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định hoặc hoàn thành các học phần đào tạo thợ máy trực ca Oiler thuộc chương trình đào tạo trình độ cao đẳng trở lên tại các trường đào tạo chuyên ngành hàng hải. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển tối thiểu 06 tháng hoặc thực tập thợ máy trực ca Oiler tối thiểu 02 tháng.
2. Thợ máy trực ca AB:
a) Có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler phải tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển tối thiểu 12 tháng hoặc thực tập thợ máy trực ca AB tối thiểu 06 tháng.
Như vậy, để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam cần phải đáp ứng những điều kiện được quy định cụ thể trên.
Trước đây, theo quy định tại Điều 37 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca như sau:
Điều kiện cấp Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca
1. Thợ máy trực ca Oiler:
a) Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.
2. Thợ máy trực ca AB:
a) Có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler phải tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
b) Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
c) Có thời gian đi biển 12 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 06 tháng.
Theo đó, để được cấp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam cần đáp ứng những điều kiện như sau:
- Đối với thợ máy trực ca Oiler:
+ Tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ trung cấp trở lên hoặc hoàn thành các học phần lý thuyết theo chương trình đào tạo sỹ quan hàng hải ngành khai thác máy tàu biển do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định. Trường hợp tốt nghiệp chuyên ngành máy tàu biển trình độ sơ cấp phải hoàn thành chương trình đào tạo nâng cao do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định;
+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Có thời gian đi biển 06 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca Oiler 02 tháng.
- Đối với thợ máy trực ca AB:
+ Có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler (đối với trường hợp chưa có GCNKNCM thợ máy trực ca Oiler phải tốt nghiệp chuyên ngành khai thác máy tàu biển trình độ cao đẳng trở lên);
+ Có giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ cơ bản;
+ Có thời gian đi biển 12 tháng hoặc tập sự thợ máy trực ca AB 06 tháng.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam bị mất thì có được cấp lại hay không?
Căn cứ theo Điều 41 Thông tư 20/2023/TT-BGTVT (Có hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định như sau:
Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM được cấp lại trong các trường hợp mất, hỏng, thay đổi thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
2. Đối với GCNKNCM đã hết hạn không quá 05 năm hoặc sắp hết hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
a) Thuyền viên đã có thời gian đảm nhiệm công việc theo chức danh của GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm ngay trước ngày đề nghị cấp lại hoặc 03 tháng trong vòng 06 tháng ngay trước ngày đề nghị cấp lại;
b) Trường hợp không đáp ứng điều kiện theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại hoặc đạt kết quả thi trong kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng tương ứng với chức danh của GCNKNCM đã hết hạn;
c) Trường hợp thuyền viên đã có thời gian đảm nhiệm công việc theo chức danh tương tự điểm a khoản này nhưng trên tàu có hạn chế chức danh thấp hơn hạn chế chức danh ghi trên GCNKNCM được đề nghị cấp GCNKNCM có hạn chế chức danh tương đương với hạng tàu thuyền viên đã làm việc;
d) Các chứng chỉ nghiệp vụ phù hợp với chức danh theo quy định của Công ước STCW phải còn hiệu lực.
3. Đối với GCNKNCM hết hạn từ 5 năm trở lên:
a) Đối với các chức danh thủy thủ trực ca, thợ máy trực ca, thợ kỹ thuật điện: tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại;
b) Đối với các chức danh sỹ quan trở lên: đạt kết quả thi trong kỳ thi sỹ quan, thuyền trưởng, máy trưởng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định phù hợp với chức danh của GCNKNCM đã hết hạn.
Theo quy định trên, Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam bị mất thì được cấp lại.
Theo quy định tại Điều 41 Thông tư 03/2020/TT-BGTVT (Hết hiệu lực từ ngày 01/09/2023) quy định về điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn như sau:
Điều kiện cấp lại Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn
1. GCNKNCM được cấp lại trong các trường hợp mất, hỏng, sai thông tin, hết hoặc sấp hết hạn.
2. Đối với GCNKNCM hết hoặc sắp hết hạn sử dụng phải đáp ứng điều kiện:
a) Thuyền viên đã có thời gian đảm nhiệm chức danh của GCNKNCM được cấp tổng cộng 12 tháng trở lên trong thời hạn 05 năm ngay trước ngày đề nghị cấp lại. Trường hợp không đảm bảo đủ thời gian đảm nhiệm chức danh của GCNKNCM thì phải tập sự 03 tháng theo chức danh của GCNKNCM trong 06 tháng ngay trước khi đề nghị cấp lại;
b) Các chứng chỉ nghiệp vụ phù hợp với chức danh theo quy định của Công ước STCW phải còn hiệu lực.
Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn được cấp lại trong các trường hợp mất, hỏng, sai thông tin, hết hoặc sắp hết hạn.
Như vậy, trường hợp giấy chứng nhận khả năng chuyên môn thợ máy trực ca tàu biển Việt Nam bị mất thì sẽ được cấp lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?
- Tải về danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu mới nhất? Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu do ai quy định?
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?