Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
- Học viên theo học chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số là cán bộ công chức có bao nhiêu thời gian để hoàn thành các bài kiểm tra cấp chứng chỉ?
- Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
- Thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với học viên là cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Học viên theo học chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số là cán bộ công chức có bao nhiêu thời gian để hoàn thành các bài kiểm tra cấp chứng chỉ?
Học viên theo học chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số là cán bộ công chức có thời gian để hoàn thành các bài kiểm tra cấp chứng chỉ được quy định tại khoản 3 Điều 5 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 03/06/2023) như sau:
Đối tượng tuyển sinh, hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và kiểm tra, đánh giá
...
3. Kiểm tra, đánh giá: Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
...
Theo đó, học viên theo học chương trình đào tạo tiếng dân tộc thiểu số tổ chức kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ để đánh giá quá trình học tập của học viên; mỗi cụm bài (khoảng 30 - 45 tiết) phải có bài kiểm tra thường xuyên, bài kiểm tra định kỳ được quy định trong chương trình chi tiết.
Trước đây, căn cứ Điều 7 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 03/06/2023) quy định về nội dung kiểm tra cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số như sau:
Nội dung, yêu cầu và thời lượng kiểm tra
1. Người học phải tham dự kiểm tra bốn nội dung: Viết, đọc hiểu, nghe hiểu và hội thoại.
2. Yêu cầu cần đạt đối với người học tham dự kiểm tra:
a) Về kỹ năng: Người học đảm bảo yêu cầu về các kỹ năng quy định tại các chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành;
b) Về kiến thức: Người học đảm bảo yêu cầu về kiến thức, có vốn từ ngữ nhất định theo các chủ đề học tập quy định tại các chương trình tiếng dân tộc thiểu số do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
3. Thời gian kiểm tra như sau:
a) Tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số là 120 phút cho 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe hiểu kiểm tra trong 30 phút. Kỹ năng hội thoại, mỗi thí sinh từ 5 phút đến 7 phút, thời gian còn lại dành cho kiểm tra kỹ năng viết và đọc hiểu;
b) Tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe hiểu kiểm tra trong 30 phút. Kỹ năng hội thoại, mỗi thí sinh từ 5 phút đến 7 phút, thời gian còn lại dành cho kiểm tra kỹ năng viết và đọc hiểu.
Theo đó, tổng thời gian kiểm tra theo các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số là 90 phút cho 4 kỹ năng. Kỹ năng nghe hiểu kiểm tra trong 30 phút. Kỹ năng hội thoại, mỗi thí sinh từ 5 phút đến 7 phút, thời gian còn lại dành cho kiểm tra kỹ năng viết và đọc hiểu.
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm? (Hình từ Internet)
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt từ bao nhiêu điểm?
Để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình các bài kiểm tra phải đạt điểm theo Điều 6 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 03/06/2023) như sau:
Đánh giá, xếp loại và bảo lưu kết quả học tập
1. Học viên có điểm thi cuối khóa từ 5,0 trở lên thì được đánh giá hoàn thành chương trình.
2. Xếp loại kết quả học tập được ghi trong chứng chỉ cấp cho học viên căn cứ vào điểm trung bình chung toàn khóa đã quy về thang điểm 10 (điểm kiểm tra thường xuyên có hệ số 1, điểm kiểm tra định kỳ có hệ số 2, điểm thi cuối khóa có hệ số 3). Xếp loại cụ thể như sau:
a) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm, xếp loại: Giỏi;
b) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 6,5 đến dưới 8,0 điểm, xếp loại: Khá;
c) Điểm trung bình chung toàn khóa đạt từ 5,0 đến dưới 6,5 điểm, xếp loại: Trung bình.
3. Học viên có điểm thi cuối khóa dưới 5,0 thì được bảo lưu các điểm kiểm tra thường xuyên, định kỳ và được phép thi lại 01 lần để đánh giá hoàn thành chương trình.
Theo đó, để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì điểm trung bình toàn khóa đạt từ 8,0 đến 10 điểm.
Trước đây, căn cứ Điều 9 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 03/06/2023) quy định về xếp loại kết quả kiểm tra như sau:
Xếp loại kết quả kiểm tra
Xếp loại kết quả kiểm tra được ghi vào chứng chỉ cấp cho các thí sinh và được thực hiện trên cơ sở điểm trung bình cộng của tất cả các điểm kiểm tra đã quy về thang điểm 10, cụ thể:
1. Điểm trung bình cộng đạt từ 8,0 đến 10 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 7,0 điểm), xếp loại: Giỏi.
2. Điểm trung bình cộng đạt từ 7,0 đến cận 8,0 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 6,0 điểm), xếp loại: Khá.
3. Điểm trung bình cộng đạt từ 5,0 đến cận 7,0 điểm (không có bài kiểm tra nào dưới 2,0 điểm), xếp loại: Trung bình.
Như vậy, để được cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số loại giỏi thì học viên phải đạt điểm trung bình các bài kiểm tra cộng lại từ 8,0 đến 10 điểm và không có bài kiểm tra nào dưới 7,0 điểm
Thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với học viên là cán bộ công chức được quy định như thế nào?
Thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số đối với học viên là cán bộ công chức được quy định khoản 3 Điều 7 Quy định việc tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 09/2023/TT-BGDĐT (Có hiệu lực ngày 03/06/2023) như sau:
Quản lý và cấp chứng chỉ
1. Học viên được đánh giá hoàn thành chương trình thì được cấp chứng chỉ.
2. Các loại chứng chỉ:
a) Chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho các học viên hoàn thành chương trình đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số.
3. Quản lý, cấp chứng chỉ:
a) Sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý;
b) Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng.
Theo đó, sở Giáo dục và Đào tạo quản lý, cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên hoàn thành chương trình bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số của trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên thuộc phạm vi quản lý.
Cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng có ngành đào tạo giáo viên đủ điều kiện đào tạo, bồi dưỡng tự chủ và tự chịu trách nhiệm trong việc quản lý, cấp chứng chỉ đào tạo giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số và chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho các học viên đã hoàn thành chương trình đào tạo, bồi dưỡng tương ứng.
Trước đây, căn cứ Điều 8 Quy định tổ chức dạy học, kiểm tra và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Thông tư 36/2012/TT-BGDĐT (Hết hiệu lực ngày 03/06/2023) quy định về thẩm quyền cấp chứng chỉ đối với học viên là cán bộ công chức như sau:
Điều kiện, thẩm quyền cấp chứng chỉ
1. Điều kiện cấp chứng chỉ:
Những thí sinh có điểm trung bình cộng của tất cả các bài kiểm tra đạt từ 5,0 điểm trở lên, không có bài kiểm tra nào bị dưới 2,0 điểm thì được công nhận đạt kết quả kiểm tra và được cấp chứng chỉ.
Người học tiếng dân tộc thiểu số được cấp chứng chỉ gồm:
a) Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số được cấp cho người học chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Quyết định số 02/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
b) Chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cấp cho người học chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức, viên chức công tác ở vùng miền núi vùng dân tộc thiểu số ban hành kèm theo Quyết định số 03/2006/QĐ-BGD&ĐT ngày 24 tháng 1 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các chương trình dạy tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức công tác ở vùng dân tộc thiểu số do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
2. Thẩm quyền cấp chứng chỉ:
a) Các trường cao đẳng sư phạm, đại học sư phạm và đại học có khoa sư phạm: cấp chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số cho giáo viên dạy tiếng dân tộc thiểu số;
b) Sở Giáo dục và Đào tạo: cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ, công chức học tiếng dân tộc thiểu số.
3. Việc quản lý, cấp phát chứng chỉ thực hiện theo Quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo (quy định tại Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân và Quyết định số 34/2008/QĐ-BGDĐT ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành mẫu chứng chỉ của hệ thống quốc dân).
Theo đó, trường hợp học viên theo học là cán bộ công chức thì Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ là cơ quan có thẩm quyền cấp chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số cho cán bộ công chức đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?