Để được bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải thành viên Hội đồng quản lý không?
- Để được bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có phải thành viên Hội đồng quản lý không?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về cơ cấu, số lượng thành viên như sau:
Cơ cấu, số lượng thành viên
1. Mỗi đơn vị sự nghiệp công lập có 01 Hội đồng quản lý. Hội đồng quản lý có số lượng thành viên là số lẻ từ 05 đến 11 thành viên.
2. Cơ cấu thành viên Hội đồng quản lý, gồm: Chủ tịch Hội đồng, Thư ký Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý với số lượng theo quy định tại Khoản 1 Điều này, cụ thể như sau:
a) Người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu; bí thư đảng ủy, chi bộ (người đứng đầu cấp ủy), chủ tịch công đoàn, đại diện một số tổ chức của đơn vị sự nghiệp công lập;
Chủ tịch Hội đồng không kiêm nhiệm chức vụ người đứng đầu;
b) Đại diện của cơ quan quản lý cấp trên của đơn vị sự nghiệp công lập làm việc theo chế độ kiêm nhiệm, gồm: Đại diện của Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc lãnh đạo (người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu) cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có) khi được Bộ, cơ quan Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền;
c) Một số thành viên khác bên ngoài (nếu cần thiết) chiếm không quá 20% tổng số thành viên của Hội đồng quản lý, gồm: Là chuyên gia trong lĩnh vực hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập hoặc người hoạt động trong lĩnh vực có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công lập và có đóng góp quan trọng vào phát triển đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu các thành viên này không phải là công chức, viên chức thì không được đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng hoặc Thư ký Hội đồng.
Như vậy, Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một thành viên của Hội đồng quản lý.
Để được bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn gì?
Hiện nay không có quy tiêu chuẩn riêng về chức danh Thư ký Hội đồng quản lý.
Tuy nhiên, Thư ký Hội đồng là một thành viên của Hội đồng quản lý nên có thể áp dụng các tiêu chí của thành viên để lựa chọn, bổ nhiệm Thư ký Hội đồng quản lý.
Căn cứ Điều 11 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT quy định về tiêu chuẩn đổi với thành viên Hội đồng quản lý như sau:
Tiêu chuẩn của thành viên Hội đồng quản lý
1. Thành viên Hội đồng quản lý phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau:
a) Có đủ năng lực hành vi dân sự;
b) Có phẩm chất chính trị, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ, trung thực, liêm khiết, hiểu biết và có ý thức tuân thủ pháp luật;
c) Có trình độ chuyên môn từ đại học trở lên; kinh nghiệm tối thiểu từ 05 năm trở lên trong công tác quản lý hoặc công tác chuyên môn thuộc lĩnh vực hoạt động chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Không phải là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, kế toán trưởng của của đơn vị sự nghiệp công lập;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của cơ quan có thẩm quyền quyết định bổ nhiệm Chủ tịch Hội đồng và các thành viên Hội đồng quản lý.
...
Theo đó, để được bổ nhiệm chức danh Thư ký Hội đồng quản lý thì cá nhân cần có đủ năng lực hành vi dân sự; có phẩm chất chính trị, có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; đáp ứng các tiêu chuẩn về chức danh Thư ký Hội đồng của cơ quan có thẩm quyền;...và một số tiêu chuẩn khác theo quy định nêu trên.
Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Theo Điều 10 Thông tư 41/2018/TT-BNNPTNT thì Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp công lập ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có nhiệm vụ và quyền hạn sau:
(1) Tổng hợp thông tin về tổ chức hoạt động của đơn vị sự nghiệp công lập báo cáo Chủ tịch Hội đồng.
(2) Chuẩn bị chương trình nghị sự, nội dung, tài liệu, gửi giấy mời họp và làm thư ký các cuộc họp, phiên họp của Hội đồng quản lý.
Ghi biên bản cuộc họp, phiên họp Hội đồng quản lý; tổng hợp trung thực, đầy đủ ý kiến các thành viên Hội đồng quản lý; chuẩn bị Nghị quyết của Hội đồng quản lý để báo cáo Chủ tịch Hội đồng xem xét, ký ban hành Nghị quyết.
(3) Chuẩn bị các báo cáo, giải trình với cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan theo phân công của Chủ tịch Hội đồng.
(4) Thực hiện lưu trữ các văn bản của Hội đồng quản lý theo quy định pháp luật.
(5) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Hội đồng phân công.
Ngoài ra, Thư ký Hội đồng quản lý còn có các nhiệm vụ, quyền hạn của một thành viên Hội đồng quản lý, cụ thể:
- Dự các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
- Đề xuất với Chủ tịch Hội đồng nội dung và các vấn đề thảo luận ở Hội đồng quản lý.
- Góp ý kiến, biểu quyết về những vấn đề đưa ra thảo luận trong các cuộc họp của Hội đồng quản lý.
- Thực hiện bảo mật các thông tin được cung cấp theo quy định pháp luật.
- Thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng, Chủ tịch Hội đồng phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu báo cáo theo Nghị định 30? Tải về Mẫu báo cáo văn bản hành chính? Hướng dẫn viết mẫu báo cáo?
- Số câu hỏi, nội dung và tiêu chuẩn đạt sát hạch chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng của cá nhân là bao nhiêu câu?
- Có được hoãn thi hành án tử hình khi người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm không?
- Mẫu Kế hoạch giải quyết tố cáo đảng viên của chi bộ? Chi bộ có nhiệm vụ giải quyết tố cáo đối với đảng viên nào?
- Công ty tư vấn lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của công trình có được tham gia đấu thầu gói thầu tư vấn giám sát của công trình đó không?