Để được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Để được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Theo khoản 2 Điều 27 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Tiêu chuẩn và điều kiện để được bổ nhiệm
…
2. Tiêu chuẩn và điều kiện đối với thành viên Ban kiểm soát bao gồm:
a) Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ này;
b) Có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
c) Có bằng đại học hoặc trên đại học về chuyên ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
d) Không phải là người có liên quan của người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
đ) Là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Theo quy định trên, để được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện sau đây:
- Đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015;
- Có đủ sức khỏe để đảm đương nhiệm vụ;
- Có bằng đại học hoặc trên đại học về chuyên ngành kinh tế, luật hoặc lĩnh vực chuyên môn mà mình sẽ đảm nhiệm và có ít nhất 03 năm làm việc trực tiếp trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, kế toán, kiểm toán;
- Không phải là người có liên quan của người quản lý Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Là công dân Việt Nam, cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam có nhiệm kỳ là bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 18 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định như sau:
Ban kiểm soát và cơ cấu Ban kiểm soát
1. Ban kiểm soát thực hiện kiểm soát, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật, quy định nội bộ, Điều lệ và nghị quyết, quyết định và các văn bản chỉ đạo khác của chủ sở hữu và Bộ Tài chính, Hội đồng quản trị.
2. Ban kiểm soát có 03 (ba) thành viên, trong đó có 01 thành viên làm Trưởng Ban kiểm soát. Các thành viên Ban kiểm soát do Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, làm việc theo chế độ chuyên trách.
3. Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát là 05 (năm) năm. Nhiệm kỳ của thành viên Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát. Thành viên Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của thành viên được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ.
4. Trường hợp số thành viên Ban kiểm soát không đủ hai phần ba tổng số thành viên của nhiệm kỳ hoặc không đủ số thành viên tối thiểu theo quy định tại Điều lệ này thì trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày không đủ số lượng thành viên, Hội đồng quản trị phải đề nghị Bộ Tài chính bổ sung đủ số lượng thành viên Ban kiểm soát.
5. Ban kiểm soát có bộ phận giúp việc, bộ phận kiểm toán nội bộ, được sử dụng các nguồn lực của Ngân hàng Phát triển Việt Nam, được thuê chuyên gia và tổ chức bên ngoài để thực hiện nhiệm vụ của mình.
6. Ban kiểm soát hoạt động theo quy chế do Bộ Tài chính ban hành; chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
7. Tiêu chuẩn và điều kiện thành viên Ban kiểm soát được thực hiện theo quy định tại Điều lệ này.
Theo quy định thì nhiệm kỳ của Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo nhiệm kỳ của Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam, cụ thể là 05 năm.
Lưu ý: Trưởng Ban kiểm soát có thể được bầu hoặc bổ nhiệm lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Nhiệm kỳ của Trưởng Ban kiểm soát được bổ sung hoặc thay thế là thời hạn còn lại của nhiệm kỳ.
Để được bổ nhiệm làm Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Khi làm Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì không được cùng đảm nhận các chức vụ gì?
Theo khoản 2 Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1515/QĐ-TTg năm 2015 quy định về các trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam như sau:
Những trường hợp không cùng đảm nhiệm chức vụ
…
2. Thành viên Ban kiểm soát:
a) Không được đồng thời là người điều hành, nhân viên của công ty con của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
b) Không được đồng thời là thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
c) Trưởng Ban kiểm soát không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người điều hành của tổ chức tín dụng khác.
Theo quy định trên, khi đảm nhiệm chức vụ Trưởng Ban kiểm soát Ngân hàng Phát triển Việt Nam thì không được cùng đảm nhận các chức vụ như sau:
- Người điều hành, nhân viên của công ty con của Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành của doanh nghiệp mà thành viên Ban kiểm soát của doanh nghiệp đó đang là thành viên Hội đồng quản trị, người điều hành tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Không được đồng thời là thành viên Ban kiểm soát hoặc người điều hành của tổ chức tín dụng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong quản lý thuế, Bộ Tài chính có nhiệm vụ và quyền hạn gì theo quy định của pháp luật về thuế?
- Hóa đơn điện tử được lập mà số hóa đơn có sai sót thì người bán có được hủy hoặc thay thế không?
- Hiến tạng có yêu cầu đủ bao nhiêu tuổi không? Hiến tạng có cần sự đồng ý của gia đình hay không?
- Ai có thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi ngành và lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý?
- Thời gian tham gia công tác để xét khen thưởng quá trình cống hiến của cán bộ tiền khởi nghĩa được xác định như thế nào?