Để được bổ nhiệm chức danh kỹ thuật viên bảo quản trung cấp thì công chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Mã ngạch kỹ thuật viên bảo quản trung cấp được quy định như thế nào?
Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Các chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành kế toán, thuế, hải quan, dự trữ
...
3. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành hải quan, bao gồm:
a) Kiểm tra viên cao cấp hải quan Mã số ngạch 08.049
b) Kiểm tra viên chính hải quan Mã số ngạch 08.050
c) Kiểm tra viên hải quan Mã số ngạch 08.051
d) Kiểm tra viên trung cấp hải quan Mã số ngạch 08.052
đ) Nhân viên hải quan Mã số ngạch 08.053
4. Chức danh và mã số ngạch công chức chuyên ngành dự trữ quốc gia, bao gồm:
a) Kỹ thuật viên bảo quản chính Mã số ngạch 19.220
b) Kỹ thuật viên bảo quản Mã số ngạch 19.221
c) Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp Mã số ngạch 19.222
d) Thủ kho bảo quản Mã số ngạch 19.223
đ) Nhân viên bảo vệ kho dự trữ Mã số ngạch 19.224
Theo đó, công chức giữ ngạch kỹ thuật viên bảo quản trung cấp có mã số ngạch là 19.222.
Để được bổ nhiệm chức danh kỹ thuật viên bảo quản trung cấp thì công chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào? (Hình từ Internet)
Để được bổ nhiệm chức danh kỹ thuật viên bảo quản trung cấp thì công chức cần đáp ứng các tiêu chuẩn nào?
Tiêu chuẩn đối với chức danh kỹ thuật viên trung cấp bao gồm 03 tiêu chuẩn: tiêu chuẩn chung về phẩm chất; tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng.
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất đối với công chức giữ ngạch kỹ thuật viên bảo quản trung cấp được quy định tại Điều 4 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Tiêu chuẩn chung về phẩm chất
1. Nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng; trung thành với Tổ quốc, Đảng và Nhà nước; bảo vệ lợi ích của Tổ quốc, của nhân dân.
2. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của công chức theo quy định của pháp luật; nghiêm túc chấp hành sự phân công nhiệm vụ của cấp trên; tuân thủ pháp luật, kỷ luật, kỷ cương, trật tự hành chính; gương mẫu thực hiện nội quy, quy chế của cơ quan.
3. Tận tụy, trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan, công tâm; có thái độ đúng mực và xử sự văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chuẩn mực trong giao tiếp, phục vụ nhân dân;
4. Có lối sống và sinh hoạt lành mạnh, khiêm tốn, đoàn kết; cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; không lợi dụng việc công để mưu cầu lợi ích cá nhân; không quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực.
5. Thường xuyên có ý thức học tập, rèn luyện nâng cao phẩm chất, trình độ, năng lực.
Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ và tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng được quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 21 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
Kỹ thuật viên bảo quản trung cấp (mã số 19.222)
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được những vấn đề cơ bản của pháp luật, chế độ, chính sách liên quan đến công tác dự trữ quốc gia, chương trình cải cách hành chính, chiến lược phát triển của ngành dự trữ quốc gia;
b) Nắm vững trình tự, thủ tục, quy trình nghiệp vụ lĩnh vực quản lý chất lượng, bảo quản và quản lý định mức kinh tế - kỹ thuật hàng dự trữ quốc gia;
c) Có khả năng thực hiện công tác kiểm tra, giám sát bảo quản và theo dõi chất lượng hàng dự trữ quốc gia; xử lý một số hiện tượng thường xảy ra trong quá trình bảo quản, ảnh hưởng đến chất lượng hàng hóa;
d) Có khả năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị kỹ thuật, các thiết bị văn phòng và các trang thiết bị khác phục vụ yêu cầu nhiệm vụ.
4. Về tiêu chuẩn trình độ đào tạo, bồi dưỡng
Có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên với chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm.
Như vậy, công chức để được bổ nhiệm chức danh kỹ thuật viên bảo quản trung cấp thì cần đảm bảo các yêu cầu đối với từng tiêu chuẩn vừa nêu trên.
Công chức giữ ngạch kỹ thuật viên bảo quản trung cấp có những nhiệm vụ gì?
Nhiệm vụ của công chức giữ ngạch kỹ thuật viên bảo quản trung cấp bao gồm các nhiệm vụ được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 29/2022/TT-BTC như sau:
(1) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kỹ thuật và nghiệm thu công tác chuẩn bị kho, phương tiện giao nhận, thiết bị kiểm tra, đo lường để phục vụ công tác nhập, xuất hàng hóa dự trữ theo phân công của lãnh đạo;
(2) Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ kiểm tra, giám sát chất lượng hàng hóa dự trữ quốc gia trước khi nhập, xuất kho bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật theo quy định;
(3) Trực tiếp lấy mẫu, phân tích mẫu, lập hồ sơ kỹ thuật và báo cáo theo đúng quy định;
(4) Trực tiếp kiểm tra, giám sát và hướng dẫn công tác bảo quản và theo dõi chất lượng hàng dự trữ quốc gia của Chi cục Dự trữ Nhà nước; hướng dẫn việc ghi chép nhật ký bảo quản của các thủ kho bảo quản;
(5) Báo cáo, đề xuất phương án xử lý kịp thời các sự cố xảy ra đối với hàng hóa trong quá trình bảo quản;
(6) Xác định các chỉ số chất lượng đối với hàng hóa dự trữ quốc gia được phân công trực tiếp kiểm tra, theo dõi và các trang thiết bị được giao trực tiếp quản lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?