Để dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp thì công chức cần có thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính tối thiểu là bao nhiêu năm?
Để dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp thì công chức cần có thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính tối thiểu là bao nhiêu năm?
Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch Kiểm toán viên cao cấp được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
- Đang giữ ngạch Kiểm toán viên chính, có thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
- Trong thời gian giữ ngạch Kiểm toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu. Cụ thể:
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật hoặc có văn bản giao nhiệm vụ chủ trì xây dựng của người có thẩm quyền đối với trường hợp không bắt buộc phải thành lập Ban soạn thảo, Tổ soạn thảo theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
+ Có quyết định của người có thẩm quyền cử tham gia Ban chỉ đạo, Ban chủ nhiệm, Ban soạn thảo đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ban, cấp ngành, cấp tỉnh hoặc có văn bản giao nhiệm vụ của người có thẩm quyền về việc chủ trì xây dựng báo cáo thẩm định, thẩm tra, chỉnh lý văn bản quy phạm pháp luật.
Trước đây, yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch được quy định theo khoản 5 Điều 6 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định như sau:
Ngạch kiểm toán viên cao cấp
...
5. Yêu cầu đối với công chức dự thi nâng ngạch, chuyển ngạch
a) Công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên cao cấp phải đang giữ ngạch kiểm toán viên chính, có thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính đủ 05 năm trở lên hoặc có tổng thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
b) Đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên cao cấp thì trong thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu;
c) Đối với công chức dự thi chuyển ngạch kiểm toán viên cao cấp thực hiện theo các quy định tại Quy chế thi ngạch kiểm toán viên nhà nước của Kiểm toán nhà nước.
Căn cứ trên quy định 02 trường hợp cụ thể đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên cao cấp như sau:
Trường hợp 01: Công chức dự thi nâng ngạch phải đang giữ ngạch kiểm toán viên chính, có thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính đủ 05 năm trở lên;
Trường hợp 02: Công chức dự thi nâng ngạch có tổng thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính và tương đương đủ 08 năm trở lên, trong đó thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính tối thiểu 01 năm (đủ 12 tháng) tính đến ngày hết thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi;
Ngoài ra, đối với công chức dự thi nâng ngạch kiểm toán viên cao cấp thì trong thời gian giữ ngạch kiểm toán viên chính hoặc tương đương đã chủ trì xây dựng, thẩm định ít nhất 02 văn bản quy phạm pháp luật hoặc đề tài, đề án, dự án, chương trình nghiên cứu khoa học cấp nhà nước, cấp bộ, cấp ngành hoặc cấp tỉnh mà cơ quan sử dụng công chức được giao chủ trì nghiên cứu, xây dựng đã được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc nghiệm thu.
Kiểm toán viên cao cấp (Hình từ Internet)
Chức trách của kiểm toán viên cao cấp được pháp luật quy định như thế nào?
Chức trách của kiểm toán viên cao cấp được quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
- Kiểm toán viên cao cấp là công chức có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhất của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
- Kiểm toán viên cao cấp thực hiện xây dựng chiến lược phát triển ngành, đề án, kế hoạch kiểm toán; chủ trì hướng dẫn các cuộc kiểm toán có độ phức tạp cao, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực.
Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên cao cấp phải tuân thủ pháp luật, chuẩn mực, hướng dẫn, quy trình, nguyên tắc kiểm toán, các quy định của Tổng Kiểm toán nhà nước và chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về nhiệm vụ được giao.
Trước đây, chức trách của kiểm toán viên cao cấp được quy định theo khoản 1 Điều 6 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
- Kiểm toán viên cao cấp là công chức chuyên môn nghiệp vụ của Kiểm toán nhà nước, thực hiện nhiệm vụ kiểm toán và các nhiệm vụ khác của Kiểm toán nhà nước.
- Kiểm toán viên cao cấp thực hiện xây dựng chiến lược phát triển ngành, đề án, kế hoạch kiểm toán hàng năm; chủ trì hướng dẫn các cuộc kiểm toán có độ phức tạp cao, phạm vi rộng, liên quan đến nhiều đối tượng trong nhiều lĩnh vực. Khi tiến hành kiểm toán, kiểm toán viên cao cấp phải tuân thủ pháp luật, chịu trách nhiệm trước pháp luật, Tổng Kiểm toán nhà nước và thủ trưởng đơn vị về nhiệm vụ được giao.
Kiểm toán viên cao cấp có nhiệm vụ chính là gì?
Kiểm toán viên cao cấp có nhiệm vụ chính được quy định tại khoản 2 Điều 6 Quy định chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1369/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ 09/11/2023) như sau:
Ngạch Kiểm toán viên cao cấp
...
2. Nhiệm vụ
a) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước và các văn bản có liên quan;
b) Khi được phân công, Kiểm toán viên cao cấp thực hiện các nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm toán (năm, trung hạn, dài hạn) của Kiểm toán nhà nước và của đơn vị;
- Thực hiện các cuộc kiểm toán phức tạp, phạm vi rộng, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực; chỉ đạo phân tích, đánh giá, lập báo cáo kiểm toán;
- Chủ trì thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị, khiếu nại của đơn vị được kiểm toán và đề xuất biện pháp xử lý các kiến nghị, khiếu nại về báo cáo kiểm toán;
- Chủ trì tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kiểm toán, quy trình, chuẩn mực kiểm toán;
- Chủ trì, xây dựng nội dung, chương trình, biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Kiểm toán viên nhà nước, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước.
c) Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kiểm toán;
d) Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán đối với Kiểm toán viên chính, kiểm toán viên, thành viên Đoàn kiểm toán không phải là Kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
đ) Kiểm toán viên cao cấp khi được phân công làm Trưởng Đoàn kiểm toán, Phó trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
e) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
...
Trước đây, theo khoản 2 Điều 6 Quy định về chức danh, mã số ngạch và tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ các ngạch Kiểm toán viên Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 1922/QĐ-KTNN năm 2021 (Hết hiệu lực từ 09/11/2023) quy định Kiểm toán viên cao cấp có nhiệm vụ chính như sau:
(1) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm theo quy định của Luật Kiểm toán nhà nước.
(2) Khi được phân công, Kiểm toán viên cao cấp thực hiện các nhiệm vụ:
- Chủ trì xây dựng kế hoạch kiểm toán (năm, trung hạn, dài hạn) của Kiểm toán nhà nước và của đơn vị;
- Thực hiện các cuộc kiểm toán phức tạp, phạm vi rộng, có liên quan đến nhiều đối tượng, nhiều lĩnh vực; chỉ đạo phân tích, đánh giá, lập báo cáo kiểm toán;
- Chủ trì thẩm định dự thảo báo cáo kiểm toán quan trọng hoặc tái thẩm định các báo cáo kiểm toán theo kiến nghị của đơn vị được kiểm toán và đề xuất biện pháp xử lý các kiến nghị về báo cáo kiểm toán;
- Chủ trì tổng kết, đánh giá về công tác kiểm toán;
- Chủ trì nghiên cứu, xây dựng, sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản liên quan đến các lĩnh vực hoạt động kiểm toán, quy trình, chuẩn mực kiểm toán;
- Chủ trì, xây dựng nội dung, chương trình và biên soạn tài liệu đào tạo, bồi dưỡng và tham gia đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ kiểm toán viên, công chức, viên chức của Kiểm toán nhà nước.
(3) Triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào hoạt động kiểm toán;
(4) Hướng dẫn nghiệp vụ kiểm toán đối với kiểm toán viên chính, kiểm toán viên, thành viên đoàn kiểm toán không phải là kiểm toán viên nhà nước khi được phân công;
(5) Kiểm toán viên cao cấp khi được phân công làm Trưởng đoàn kiểm toán, Phó trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán thực hiện nhiệm vụ theo quy định của Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước;
(6) Thực hiện các nhiệm vụ khác khi được cấp có thẩm quyền phân công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm quản lý nhà nước về công nghệ thông tin theo quy định pháp luật công nghệ thông tin?
- Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 11 năm 2024 ngắn gọn? Lễ mít tinh kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam?
- Tước vương miện có nghĩa là gì? Vi phạm những điều gì thì hoa hậu sẽ bị tước vương miện theo quy định hiện nay?
- 04 trường hợp bị cấm hành nghề công tác xã hội? Người nước ngoài được hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam không?
- Đảng viên bị khai trừ ra khỏi Đảng bằng các hình thức khác thì chi bộ có trách nhiệm thu lại thẻ đảng nộp lên cơ quan nào?