Đe dọa là gì? Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính còn vi phạm có thể bị phạt mấy năm tù?
- Đe dọa là gì? Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm được phân loại tội phạm gì?
- Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm là bao lâu?
Đe dọa là gì? Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
Đe dọa là hành vi uy hiếp tinh thần người khác qua việc thông báo trước bằng những cách thức khác nhau sẽ làm hoặc không làm việc bất lợi cho họ hoặc cho người thân thích của họ nếu không thỏa mãn các yêu cầu, đòi hỏi nhất định.
Nội dung của đe dọa rất đa dạng như đe dọa dùng vũ lực, đe dọa tố giác, đe dọa hủy hoại tài sản... Hình thức đe dọa có thể trực tiếp, qua thư hay qua điện thoại...
Đe doạ cũng có thể là thủ đoạn làm tăng tính nguy hiểm cho xã hội của tội phạm, do vậy, có thể được quy định là dấu hiệu định khung tăng nặng của tội đó. Ví dụ như Tội mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác trong việc khai báo, cung cấp tài liệu (Điều 384 Bộ luật Hình sự 2015),...
Ngoài ra, hành vi đe doạ với nội dung cụ thể có thể cấu thành các tội độc lập như Tội đe dọa giết người (Điều 133 Bộ luật Hình sự 2015);...
Theo Điều 25 Hiến pháp 2013 quy định thì công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 167 Bộ luật Hình sự 2015 dưới đây:
Tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, người nào đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Bên cạnh đó, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận (Hình từ Internet)
Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm được phân loại tội phạm gì?
Người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm được phân loại tội phạm theo quy định tại Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
Phân loại tội phạm
1. Căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội được quy định trong Bộ luật này, tội phạm được phân thành 04 loại sau đây:
a) Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội không lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù đến 03 năm;
b) Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 03 năm tù đến 07 năm tù;
c) Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội rất lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 07 năm tù đến 15 năm tù;
d) Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn mà mức cao nhất của khung hình phạt do Bộ luật này quy định đối với tội ấy là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình.
2. Tội phạm do pháp nhân thương mại thực hiện được phân loại căn cứ vào tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều này và quy định tương ứng đối với các tội phạm được quy định tại Điều 76 của Bộ luật này.
Như vậy, người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nên phân loại tội phạm ít nghiêm trọng.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm là bao lâu?
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự
1. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định như sau:
a) 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
b) 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
c) 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
d) 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
3. Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Như đã phân tích trên, người đe dọa dùng vũ lực cản trở công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận đã bị phạt hành chính mà còn vi phạm có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm nên phân loại tội phạm ít nghiêm trọng, vì vậy thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người này là 5 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025? Tải trọn bộ bài tập Tết môn Tiếng Việt lớp 2 năm 2025?
- Cách tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi Xuân Ất Tỵ? Hướng dẫn tổ chức lễ mừng thọ người cao tuổi theo Thông tư 06?
- Bài phát biểu trong lễ mừng thọ của con cháu? Hướng dẫn Trang trí lễ mừng thọ theo Thông tư 06?
- Dự phòng bảo hành công trình xây dựng là gì? Tải về giấy đề nghị thanh toán tiền bảo hành công trình xây dựng?
- Việc ghi sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở được căn cứ vào đâu? Mẫu sổ thu chi tài chính công đoàn cơ sở mới nhất?