Để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn làm luật sư có bắt buộc phải tham gia đào tạo nghề luật sư hay không?
- Để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn làm luật sư có bắt buộc phải tham gia đào tạo nghề luật sư hay không?
- Có trường hợp nào không tham gia đào tạo nghề luật sư nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn làm luật sư hay không?
- Người được miễn đào tạo nghề luật sư cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh gì?
- Nếu đã được miễn tham gia đào tạo nghề luật sư thì có được miễn thời gian tập sự luôn hay không?
Để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn làm luật sư có bắt buộc phải tham gia đào tạo nghề luật sư hay không?
Theo quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 quy định về tiêu chuẩn làm luật sư như sau:
"Điều 10. Tiêu chuẩn luật sư
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư."
Theo đó thì người được xem là đủ tiêu chuẩn làm luật sư thì phải đã được đào tạo nghề luật sư.
Để đáp ứng đủ các tiêu chuẩn làm luật sư có bắt buộc phải tham gia đào tạo nghề luật sư hay không? (Hình từ Internet)
Có trường hợp nào không tham gia đào tạo nghề luật sư nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn làm luật sư hay không?
Tại Điều 13 Luật Luật sư 2006 quy định các trường hợp được miễn đào tạo nghề luật sư như sau:
"Điều 13. Người được miễn đào tạo nghề luật sư
1. Đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên.
2. Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật; tiến sỹ luật.
3. Đã là thẩm tra viên cao cấp ngành Toà án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
4. Đã là thẩm tra viên chính ngành Toà án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát; chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật."
Theo đó nếu thuộc các đối tượng nêu trên thì không tham gia đào tạo nghề luật sư nhưng vẫn sẽ đủ tiêu chuẩn làm luật sư.
Người được miễn đào tạo nghề luật sư cần chuẩn bị các giấy tờ chứng minh gì?
Tại Điều 4 Thông tư 05/2021/TT-BTP hướng dẫn người được miễn đào tạo nghề luật sư cần chuẩn bị các giấy tờ như sau:
"Điều 4. Giấy tờ chứng minh được miễn đào tạo nghề luật sư và miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
Giấy tờ chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư theo quy định tại Điều 13 của Luật Luật sư hoặc được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 16 của Luật Luật sư bao gồm một trong các giấy tờ sau đây:
1. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên hoặc Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, Biên bản bầu thẩm phán của Hội đồng nhân dân đối với trường hợp thẩm phán do Hội đồng nhân dân cấp huyện, cấp tỉnh bầu.
2. Bản sao Quyết định phong hàm Giáo sư, Phó Giáo sư chuyên ngành luật hoặc bản sao bằng tiến sỹ luật.
3. Bản sao Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành Kiểm sát, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát hoặc Quyết định bổ nhiệm chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật.
4. Bản sao Quyết định tuyển dụng, hợp đồng làm việc trong lĩnh vực pháp luật.
5. Các giấy tờ hợp pháp khác chứng minh là người được miễn đào tạo nghề luật sư; miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư."
Nếu đã được miễn tham gia đào tạo nghề luật sư thì có được miễn thời gian tập sự luôn hay không?
Theo quy định tại Điều 16 Luật Luật sư 2006 (Được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) quy định các trường hợp được miễn tham gia đào tạo nghề luật sư thì chỉ được giảm thời gian tập sự chứ sẽ không được miễn. Cụ thể quy định như sau:
“Điều 16. Người được miễn, giảm thời gian tập sự hành nghề luật sư
1. Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
2. Người đã là điều tra viên sơ cấp, thẩm tra viên chính ngành Tòa án, kiểm tra viên chính ngành Kiểm sát, chuyên viên chính, nghiên cứu viên chính, giảng viên chính trong lĩnh vực pháp luật được giảm hai phần ba thời gian tập sự hành nghề luật sư.
3. Người có thời gian công tác ở các ngạch chuyên viên, nghiên cứu viên, giảng viên trong lĩnh vực pháp luật, thẩm tra viên ngành Tòa án, kiểm tra viên ngành Kiểm sát từ mười năm trở lên thì được giảm một nửa thời gian tập sự hành nghề luật sư.”
Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên cao cấp, điều tra viên trung cấp, giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sỹ luật, thẩm tra viên cao cấp ngành Tòa án, kiểm tra Viên cao cấp ngành Kiểm sát, chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật được miễn tập sự hành nghề luật sư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?