Để đánh giá chuyên đề đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị cách tính điểm thành phần và điểm chuyên đề như thế nào?
- Việc đánh giá chuyên đề thuộc chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có dựa trên điểm chuyên cần, rèn luyện không?
- Cách tính điểm thành phần và điểm chuyên đề khi đánh giá chuyên đề thuộc chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm như thế nào?
- Để đánh giá chuyên đề đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị việc tổ chức ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi được quy định như thế nào?
Việc đánh giá chuyên đề thuộc chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có dựa trên điểm chuyên cần, rèn luyện không?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 14 Quy chế đào tạo, bồi dưỡng của Trung tâm chính trị cấp huyện (sau đây gọi là quy chế) Ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về đánh giá chuyên đề (học phần) như sau:
Đánh giá chuyên đề (học phần)
1. Đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị (hoặc chương trình đào tạo khác):
a) Đánh giá chuyên đề (học phần) là việc dựa trên cách thức đánh giá điểm thành phần và tổng hợp các điểm thành phần (kết quả gọi là điểm chuyên đề). Điểm thành phần gồm:
- Điểm chuyên cần, rèn luyện (gọi chung là điểm chuyên cần): đánh giá mức độ, ý thức học tập, rèn luyện của học viên. Học viên đảm bảo số giờ lên lớp tối thiểu 80%, thời gian vắng mặt phải có lý do chính đáng, được giảng viên dạy chuyên đề đồng ý;
- Điểm thi kết thúc chuyên đề: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khi học xong chuyên đề thông qua các hình thức thi tự luận; trắc nghiệm trên giấy hoặc máy vi tính; vấn đáp (hình thức, nội dung thi, phương pháp đánh giá phải phù hợp mục tiêu của chuyên đề).
...
Theo đó, đối với chương trình đào tạo sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện, đánh giá chuyên đề hay học phần là việc dựa trên cách thức đánh giá điểm thành phần và tổng hợp các điểm thành phần (kết quả gọi là điểm chuyên đề). Điểm thành phần gồm:
- Điểm chuyên cần, rèn luyện (gọi chung là điểm chuyên cần): đánh giá mức độ, ý thức học tập, rèn luyện của học viên. Học viên đảm bảo số giờ lên lớp tối thiểu 80%, thời gian vắng mặt phải có lý do chính đáng, được giảng viên dạy chuyên đề đồng ý;
- Điểm thi kết thúc chuyên đề: đánh giá mức độ tiếp thu kiến thức của học viên sau khi học xong chuyên đề thông qua các hình thức thi tự luận; trắc nghiệm trên giấy hoặc máy vi tính; vấn đáp (hình thức, nội dung thi, phương pháp đánh giá phải phù hợp mục tiêu của chuyên đề).
Việc đánh giá chuyên đề thuộc chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm chính trị cấp huyện có dựa trên điểm chuyên cần, rèn luyện không? (Hình từ Internet)
Cách tính điểm thành phần và điểm chuyên đề khi đánh giá chuyên đề thuộc chương trình sơ cấp lý luận chính trị tại Trung tâm như thế nào?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về đánh giá chuyên đề (học phần) như sau:
Đánh giá chuyên đề (học phần)
1. Đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị (hoặc chương trình đào tạo khác):
...
b) Cách tính điểm thành phần và điểm chuyên đề:
- Điểm thành phần chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân;
- Điểm chuyên đề tính theo trọng số tương ứng của các điểm thành phần, làm tròn đến một chữ số thập phân (trong đó điểm chuyên cần 30% tương ứng trọng số 0,3; điểm thi kết thúc chuyên đề 70% tương ứng trọng số 0,7). Công thức tính như sau:
Điểm chuyên đề = Điểm chuyên cần*0,3 + Điểm thi kết thúc chuyên đề*0,7
(Ví dụ: Điểm chuyên cần là 8, điểm thi kết thúc chuyên đề là 7, điểm chuyên đề sẽ là: 8 x 0,3 + 7 x 0,7 = 2,4 + 4,9 = 7,3).
...
Theo đó, cách tính điểm thành phần và điểm chuyên đề như sau:
- Điểm thành phần chấm theo thang điểm 10, làm tròn đến một chữ số thập phân;
- Điểm chuyên đề tính theo trọng số tương ứng của các điểm thành phần, làm tròn đến một chữ số thập phân (trong đó điểm chuyên cần 30% tương ứng trọng số 0,3; điểm thi kết thúc chuyên đề 70% tương ứng trọng số 0,7). Công thức tính như sau:
Điểm chuyên đề = Điểm chuyên cần*0,3 + Điểm thi kết thúc chuyên đề*0,7.
Để đánh giá chuyên đề đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị việc tổ chức ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 14 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 883-QĐ/BTGTW năm 2021 quy định về đánh giá chuyên đề (học phần) như sau:
Đánh giá chuyên đề (học phần)
1. Đối với chương trình sơ cấp lý luận chính trị (hoặc chương trình đào tạo khác):
...
c) Tổ chức ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi:
- Giám đốc trung tâm chỉ đạo, phân công việc ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi.
- Giảng viên được phân công dạy chuyên đề chịu trách nhiệm về việc biên soạn đề thi và đáp án.
- Lập danh sách coi thi, danh sách, số báo danh dự thi, thời gian thi, niêm yết danh sách dự thi trước khi thi 01 ngày. Mỗi phòng thi gồm 02 cán bộ coi thi. Trường hợp thi vấn đáp, cán bộ coi là 02 giảng viên đảm nhiệm môn học, hỏi thi trực tiếp.
- Chấm kết thúc chuyên đề do 02 giảng viên đảm nhiệm chuyên đề chấm (điểm chấm là trung bình chung điểm của 02 giảng viên).
Trường hợp 02 giảng viên chấm lệch nhau từ 2.0 điểm trở lên thì báo cáo giám đốc trung tâm quyết định người thứ 3 chấm. Nếu kết quả 2 trong 3 lần chấm giống nhau, lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau đến 2,0 điểm, lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức.
...
Theo đó, Giám đốc trung tâm chỉ đạo, phân công việc ra đề thi, tổ chức thi và chấm thi.
- Giảng viên được phân công dạy chuyên đề chịu trách nhiệm về việc biên soạn đề thi và đáp án.
- Lập danh sách coi thi, danh sách, số báo danh dự thi, thời gian thi, niêm yết danh sách dự thi trước khi thi 01 ngày. Mỗi phòng thi gồm 02 cán bộ coi thi. Trường hợp thi vấn đáp, cán bộ coi là 02 giảng viên đảm nhiệm môn học, hỏi thi trực tiếp.
- Chấm kết thúc chuyên đề do 02 giảng viên đảm nhiệm chuyên đề chấm (điểm chấm là trung bình chung điểm của 02 giảng viên).
Trường hợp 02 giảng viên chấm lệch nhau từ 2.0 điểm trở lên thì báo cáo giám đốc trung tâm quyết định người thứ 3 chấm. Nếu kết quả 2 trong 3 lần chấm giống nhau, lấy điểm giống nhau làm điểm chính thức. Nếu kết quả 3 lần chấm lệch nhau đến 2,0 điểm, lấy điểm trung bình cộng của 3 lần chấm làm điểm chính thức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án tuần 4 Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết và mới nhất?
- Cách viết bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024 mẫu 2A và 2B đối với cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
- Bán dâm là gì? Bán dâm có bị phạt tù không? Nếu có thì phạt tù bao nhiêu năm theo pháp luật hình sự?
- Cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội (HSA)? Chi tiết cấu trúc đề thi đánh giá năng lực 2025?
- Tải phiếu Đảng viên mẫu 2 HSĐV word năm 2024 và cách ghi? Nhiệm vụ của Đảng viên trong giai đoạn hiện nay là gì?