Để đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thì phải công tác trong ngành Tài chính bao nhiêu năm?
Để đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thì phải công tác trong ngành Tài chính bao nhiêu năm?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
3. Tiêu chuẩn về kinh nghiệm lãnh đạo, quản lý: Có thời gian công tác trong ngành Tài chính tối thiểu từ 07 năm trở lên, trong đó có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền); có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
...
Như vậy, để đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thì phải công tác trong ngành Tài chính ít nhất từ 07 năm trở lên.
Trong đó:
+ Có tối thiểu 05 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành được giao (trừ trường hợp nguồn cán bộ từ nơi khác chuyển đến theo chủ trương của cấp có thẩm quyền);
+ Có thời gian đảm nhiệm chức vụ Phó Tổng Cục trưởng hoặc lãnh đạo cấp Vụ và tương đương thuộc Bộ tối thiểu từ 03 năm trở lên.
Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về sức khỏe, độ tuổi?
Theo khoản 6 Điều 3 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định tiêu chuẩn chung về sức khỏe, độ tuổi đối với chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chung.
...
6. Tiêu chuẩn về sức khỏe, độ tuổi: Có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuổi bổ nhiệm ít nhất đủ 01 nhiệm kỳ (05 năm) theo quy định. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7. Tiêu chuẩn về quy hoạch: Công chức được bổ nhiệm lần đầu phải được quy hoạch chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục hoặc tương đương với chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục dự kiến được bổ nhiệm.
Theo quy định thì Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước cần có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm tuổi bổ nhiệm ít nhất đủ 01 nhiệm kỳ (05 năm) theo quy định. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Để đảm nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thì phải công tác trong ngành Tài chính bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước được quy định như thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo cấp Tổng cục và tương đương thuộc Bộ Tài Chính ban hành kèm theo Quyết định 1155/QĐ-BTC năm 2019 quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước như sau:
Tiêu chuẩn chức danh Tổng Cục trưởng
...
2. Nhiệm vụ:
a. Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;
b. Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
c. Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;
d. Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
e. Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
f. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
...
Như vậy, theo quy định thì Tổng Giám đốc Kho bạc Nhà nước thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện các cấp đơn vị của Tổng cục trong việc tổ chức triển khai thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Tổng cục theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức phân công, phân nhiệm cho các Phó Tổng Cục trưởng; xác định cơ chế làm việc và mối quan hệ phối hợp công tác giữa các lãnh đạo Tổng cục để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;
- Kiến nghị, đề xuất với Bộ Tài chính và cơ quan nhà nước có thẩm quyền các chủ trương, biện pháp để tổ chức thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của Tổng cục;
- Chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh trong công tác quản lý, thường xuyên giữ mối quan hệ công tác với các đơn vị thuộc Bộ Tài chính, với cấp ủy Đảng và chính quyền các địa phương trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Quản lý công chức, viên chức, người lao động và tài sản của Tổng cục theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản thỏa thuận bảo đảm an toàn cho hộ liền kề khi xây dựng nhà ở mới nhất là mẫu nào? Tải về?
- Kế hoạch bảo trì công trình xây dựng là gì? Mẫu kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm mới nhất?
- Tiền trợ cấp nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178 có đóng thuế TNCN không? Chính sách nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 theo Nghị định 178?
- Trường hợp nào không được ứng cử vào Chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam? Chủ tịch Liên đoàn Luật sư có nhiệm vụ quyền hạn thế nào?
- Ấn định thuế đối với hàng hóa xuất khẩu có được căn cứ vào bản án kết luận của Toà án hay không?