Đề cương khảo sát chuẩn bị kiểm toán được lập gồm những nội dung gì? Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề cương khảo sát trong Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước gồm mấy bước?
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 1 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
2. Trong hoạt động kiểm toán nếu có các trường hợp phát sinh khác ngoài quy định của Quy trình này, Trưởng đoàn kiểm toán, Tổ trưởng tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán; tổ chức, cá nhân được ủy thác hoặc thuê thực hiện kiểm toán, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước phải báo cáo Kiểm toán trưởng hoặc Thủ trưởng đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm toán (gọi tắt là Kiểm toán trưởng) trình xin ý kiến của Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
Như vậy, quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Trước đây, căn cứ theo Điều 1 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước (sau đây gọi là Quy trình kiểm toán) quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
...
Theo đó, quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước quy định trình tự, thủ tục tiến hành các công việc của cuộc kiểm toán do Kiểm toán nhà nước thực hiện. Quy trình kiểm toán được xây dựng trên cơ sở quy định của Luật Kiểm toán nhà nước, Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán nhà nước (CMKTNN) và thực tiễn hoạt động kiểm toán.
Quy trình kiểm toán bao gồm 4 bước:
- Chuẩn bị kiểm toán;
- Thực hiện kiểm toán;
- Lập và gửi báo cáo kiểm toán;
- Theo dõi, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán.
Đề cương khảo sát trong bước chuẩn bị kiểm toán được lập gồm những nội dung gì? (Hình từ internet)
Đề cương khảo sát trong bước chuẩn bị kiểm toán được lập gồm những nội dung gì?
Đề cương khảo sát trong bước chuẩn bị kiểm toán được lập gồm những nội dung quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Đề cương khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau:
+ Căn cứ khảo sát; thông tin cơ bản cần thu thập theo tính chất của cuộc kiểm toán;
+ Các tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thu thập liên quan đến vấn đề được kiểm toán;
+ Tổ chức đoàn khảo sát (nhân sự thực hiện khảo sát...);
+ Đơn vị được khảo sát chi tiết; thời gian khảo sát; dự toán kinh phí và các điều kiện vật chất cho hoạt động khảo sát.
Trước đây, căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Khảo sát, thu thập thông tin
Căn cứ vào KHKT hàng năm, danh mục đầu mối kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:
1. Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát
a) Lập Đề cương khảo sát
Đề cương khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Căn cứ khảo sát;
- Thông tin cơ bản cần thu thập theo tính chất của cuộc kiểm toán;
- Các tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thu thập liên quan đến vấn đề được kiểm toán;
- Tổ chức đoàn khảo sát (nhân sự thực hiện khảo sát…);
- Đơn vị được khảo sát chi tiết;
- Thời gian khảo sát;
- Dự toán kinh phí và các điều kiện vật chất cho hoạt động khảo sát.
Lưu ý:(i) Việc khảo sát có thể lấy các thông tin thu thập được từ tài liệu khảo sát lần trước (đối với các đơn vị trước đây đã kiểm toán) hoặc thông tin các đơn vị đã có trên hệ thống phần mềm cơ sở dữ liệu đầu mối kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, các thông tin khai thác bằng công nghệ thông tin trên dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức cá nhân có liên quan; chỉ yêu cầu đơn vị được kiểm toán cung cấp các thông tin bổ sung thay đổi so với lần kiểm toán trước gần nhất và những thông tin chưa thu thập được từ các hình thức trên; (ii) Các Phụ biểu thu thập thông tin phải tuân thủ theo chế độ báo cáo hiện hành của Nhà nước liên quan đến cuộc kiểm toán; ngoài ra, có thể bổ sung một số phụ lục báo cáo tổng hợp cần thiết khác (nhưng phải rất hạn chế); (iii) Việc khảo sát thu thập thông tin phải bảo đảm phục vụ cho việc lập KHKT tổng quát và lập KHKT chi tiết tại các đầu mối dự kiến kiểm toán; (iv) Bố trí nhân sự đoàn khảo sát bảo đảm tinh gọn tránh gây phiền hà cho đơn vị được kiểm toán, phải bố trí những kiểm toán viên có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn phù hợp, đủ năng lực và gắn với dự kiến nhân sự chủ chốt đoàn kiểm toán; (v) Trưởng đoàn khảo sát lập Đề cương khảo sát phải cụ thể hóa các chỉ tiêu, thông tin cần thu thập theo quy định tại mẫu biểu hồ sơ kiểm toán (theo từng lĩnh vực) và các phụ lục kèm theo gửi Tổ kiểm soát thẩm định, hoàn thiện trình Kiểm toán trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.
...
Theo đó, đề cương khảo sát gồm các nội dung chủ yếu sau:
- Căn cứ khảo sát;
- Thông tin cơ bản cần thu thập theo tính chất của cuộc kiểm toán;
- Các tài liệu, hồ sơ, báo cáo cần thu thập liên quan đến vấn đề được kiểm toán;
- Tổ chức đoàn khảo sát (nhân sự thực hiện khảo sát…);
- Đơn vị được khảo sát chi tiết;
- Thời gian khảo sát;
- Dự toán kinh phí và các điều kiện vật chất cho hoạt động khảo sát.
Ai có thẩm quyền phê duyệt Đề cương khảo sát trong Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước?
Thẩm quyền phê duyệt Đề cương khảo sát trong Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước được quy định tại khoản 1 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN (Có hiệu lực từ ngày 13/07/2023) như sau:
- Kiểm toán trưởng phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.
Trước đây, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 7 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN (Hết hiệu lực từ ngày 13/07/2023) quy định như sau:
Khảo sát, thu thập thông tin
Căn cứ vào KHKT hàng năm, danh mục đầu mối kiểm toán do Tổng Kiểm toán nhà nước ban hành, đơn vị chủ trì cuộc kiểm toán tiến hành các bước công việc như sau:
1. Lập, phê duyệt và gửi Đề cương khảo sát
...
b) Phê duyệt Đề cương khảo sát
Kiểm toán trưởng phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.
c) Gửi Đề cương khảo sát
Đề cương khảo sát được gửi cho đơn vị được khảo sát kèm theo Công văn gửi Đề cương khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.
Theo đó, Kiểm toán trưởng phê duyệt Đề cương khảo sát trước khi gửi đơn vị được khảo sát và triển khai thực hiện khảo sát.
Đề cương khảo sát được gửi cho đơn vị được khảo sát kèm theo Công văn gửi Đề cương khảo sát trước khi thực hiện các thủ tục khảo sát, thu thập thông tin tại đơn vị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về điều bản thân cần làm để tuổi trẻ có ý nghĩa? Đặc điểm môn Văn chương trình GDPT là gì?
- Lệnh giới nghiêm có phải được công bố liên tục trên các phương tiện thông tin đại chúng khi được ban bố không?
- Mẫu báo cáo công tác bảo vệ môi trường mới nhất? Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có bắt buộc không?
- Chương trình hội nghị kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024 ngắn gọn, ý nghĩa? Chương trình kiểm điểm Đảng viên năm 2024?
- Báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024? Cách viết báo cáo tự kiểm tra Đảng viên chấp hành năm 2024 như thế nào?