Đề cương chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo gồm những nội dung nào?
- Đề cương chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo gồm những nội dung nào?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc lấy ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo?
- Trách nhiệm của các cơ quan được lấy ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được quy định thế nào?
Đề cương chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo gồm những nội dung nào?
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 40/2016/NĐ-CP về lập chiến lược như sau:
Lập chiến lược
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng Đề cương chiến lược và gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển). Đề cương chiến lược gồm các nội dung chính sau:
a) Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của chiến lược;
b) Các căn cứ lập chiến lược;
c) Phạm vi, thời kỳ lập, tầm nhìn chiến lược;
d) Các định hướng và nội dung chủ yếu của chiến lược.
2. Trên cơ sở ý kiến của các cơ quan quy định tại Khoản 1 Điều này, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng dự thảo chiến lược, lấy ý kiến về dự thảo chiến lược theo quy định tại Điều 4 Nghị định này; tổ chức đánh giá môi trường chiến lược theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Theo quy định trên, Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm xây dựng Đề cương chiến lược và gửi lấy ý kiến của các bộ, ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển.
Đề cương chiến lược bao gồm những nội dung sau:
+ Sự cần thiết, tính cấp bách và ý nghĩa thực tiễn của chiến lược.
+ Các căn cứ lập chiến lược.
+ Phạm vi, thời kỳ lập, tầm nhìn chiến lược.
+ Các định hướng và nội dung chủ yếu của chiến lược.
Môi trường biển đảo (Hình từ Internet)
Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm gì trong việc lấy ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo?
Căn cứ khoản 1, khoản 3 Điều 4 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến về dự thảo chiến lược như sau:
Lấy ý kiến về dự thảo chiến lược
1. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm:
a) Gửi dự thảo chiến lược kèm theo báo cáo thuyết minh và dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược để lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển;
b) Đăng công khai toàn văn dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược, dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
...
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan; đăng công khai báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
Theo đó, trong việc lấy ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo thì Bộ Tài nguyên và Môi trường có những trách nhiệm sau:
+ Gửi dự thảo chiến lược kèm theo báo cáo thuyết minh và dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược để lấy ý kiến của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
+ Đăng công khai toàn văn dự thảo Tờ trình phê duyệt chiến lược, dự thảo chiến lược và báo cáo thuyết minh trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
+ Tiếp thu, giải trình ý kiến của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cộng đồng dân cư có liên quan
+ Đăng công khai báo cáo tổng hợp tiếp thu, giải trình trên trang thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển.
Trách nhiệm của các cơ quan được lấy ý kiến về dự thảo chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên, bảo vệ môi trường biển đảo được quy định thế nào?
Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 40/2016/NĐ-CP quy định về lấy ý kiến về dự thảo chiến lược như sau:
Lấy ý kiến về dự thảo chiến lược
...
2. Các cơ quan được lấy ý kiến về dự thảo chiến lược có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì lập chiến lược.
Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về dự thảo chiến lược; tổng hợp các ý kiến góp ý và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
...
Như vậy, các cơ quan được lấy ý kiến về dự thảo chiến lược có trách nhiệm trả lời bằng văn bản trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến của cơ quan chủ trì lập chiến lược.
Và Ủy ban nhân dân các tỉnh có biển có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến của cộng đồng dân cư, tổ chức, cá nhân có liên quan trên địa bàn về dự thảo chiến lược; tổng hợp các ý kiến góp ý và gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án Kỳ 1 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu lịch sử 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh?
- Cán bộ, công chức, viên chức chưa xem xét nghỉ việc năm 2025 khi sắp xếp bộ máy? Nguồn kinh phí thực hiện chế độ tại Nghị định 178 2024?
- Thủ tục đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật để phục hồi điểm giấy phép lái xe? Nội dung, phương pháp kiểm tra kiến thức pháp luật?
- Mẫu Báo cáo công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội chi bộ? Tải về Mẫu Báo cáo công tác chuẩn bị nhân sự Đại hội chi bộ?
- Đạt bao nhiêu điểm kiểm tra kiến thức pháp luật đạt thì được phục hồi điểm giấy phép lái xe? Nội dung kiểm tra kiến thức pháp luật bao gồm những gì?