Để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải thì tòa án quyết định giữ tàu biển trong những trường hợp nào?
- Để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải thì tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong những trường hợp nào?
- Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được tính từ thời điểm nào?
- Sau khi chủ tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có được thả ngay không?
Để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải thì tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong những trường hợp nào?
Để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải thì tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong những trường hợp được quy định tại Điều 140 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Khi có yêu cầu bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải quy định tại Điều 139 của Bộ luật này thì Tòa án quyết định bắt giữ tàu biển trong các trường hợp sau đây:
a) Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
b) Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
c) Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
d) Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;
đ) Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật về điều kiện bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hàng thì khi có yêu cầu thì tòa án sẽ quyết định bắt giữ tàu biển trong những trường hợp như sau:
- Chủ tàu là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
- Người thuê tàu trần là người chịu trách nhiệm đối với khiếu nại hàng hải tại thời điểm phát sinh khiếu nại hàng hải và vẫn là người thuê tàu trần hoặc là chủ tàu tại thời điểm bắt giữ tàu biển;
- Khiếu nại hàng hải này trên cơ sở của việc thế chấp tàu biển đó;
- Khiếu nại hàng hải này liên quan đến quyền sở hữu hoặc chiếm hữu tàu biển đó;
- Khiếu nại hàng hải này được bảo đảm bằng một quyền cầm giữ hàng hải liên quan đến tàu biển đó.
Để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải thì tòa án quyết đinh bắt giữ tàu biển trong những trường hợp nào? (Hình từ internet)
Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải được tính từ thời điểm nào?
Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đẩm giải quyết khiếu nạo hàng hải được tính từ ngày nào được quy định tại Điều 141 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải tối đa là 30 ngày kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.
2. Trong thời hạn tàu biển bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, nếu người yêu cầu bắt giữ tàu biển khởi kiện vụ án tại Tòa án hoặc yêu cầu Trọng tài giải quyết tranh chấp và tiếp tục có yêu cầu bắt giữ tàu biển, thì thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải chấm dứt khi Tòa án có quyết định áp dụng hay không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời bắt giữ tàu biển.
Như vậy, theo quy định của pháp luật về thời hạn bắt giữ tàu biển để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hóa sẽ tối đa là 30 ngày được tính kể từ ngày tàu biển bị bắt giữ.
Sau khi chủ tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có được thả ngay không?
Sau khi chủ tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải có được thả ngay được quy định tại Điều 142 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Căn cứ thả tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải
1. Tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải sẽ được thả ngay khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Sau khi chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế hoặc thanh toán đủ khoản nợ;
b) Nghĩa vụ về tài sản của chủ tàu, người thuê tàu hoặc người khai thác tàu đã có người khác bảo lãnh thực hiện thay hoặc có thư cam kết của tổ chức bảo hiểm có uy tín. Bộ Tài chính thông báo danh sách các tổ chức bảo hiểm có uy tín;
c) Theo yêu cầu của chính người đã yêu cầu bắt giữ tàu biển;
d) Quyết định bắt giữ tàu biển đã bị hủy;
đ) Thời hạn bắt giữ tàu biển theo quyết định của Tòa án đã hết.
2. Biện pháp bảo đảm thay thế do các bên thỏa thuận. Trong trường hợp không có sự thỏa thuận giữa các bên về mức độ và hình thức bảo đảm thay thế thì Tòa án quyết định mức độ và hình thức bảo đảm thay thế nhưng không được vượt quá giá trị tàu biển bị bắt giữ hoặc nghĩa vụ tài sản là căn cứ cho việc bắt giữ tàu biển trong trường hợp nghĩa vụ tài sản nhỏ hơn giá trị của tàu biển
Như vậy, theo quy định của phát luật thì sau khi chủ tàu, thực hiện những biện pháp bảo đảm thay thế thì tàu biển đang bị bắt giữ để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hàng sẽ là được thả ngay.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản kiểm điểm của Bí thư đảng ủy là mẫu nào? Nội dung bản kiểm của Bí thư đảng ủy phải đảm bảo gì?
- Việc lập danh sách người sở hữu chứng khoán tại ngày đăng ký cuối cùng sẽ do tổ chức nào thực hiện?
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?