Để ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội, tiến hành thu thập thông tin như thế nào?
Để ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội cần thu thập thông tin như thế nào?
Căn cứ theo Điều 25 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Thu thập thông tin để ban hành quyết định thanh tra
1. Trước khi ban hành quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, đơn vị được giao chủ trì thanh tra chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu để nắm tình hình phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra.
2. Việc cử người thực hiện thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình phải thể hiện bằng văn bản của người giao nhiệm vụ. Cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị quản lý thu, đôn đốc thu nợ thuộc BHXH Việt Nam để nắm bắt thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp báo cáo người ra quyết định thanh tra.
3. Người được giao nhiệm vụ nắm tình hình không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà hoặc yêu cầu cung cấp những thông tin không thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao.
Như vậy, trước khi ban hành quyết định thanh tra, trong trường hợp cần thiết, đơn vị được giao chủ trì thanh tra chỉ đạo việc thu thập thông tin, tài liệu, hồ sơ, dữ liệu để nắm tình hình phục vụ cho việc ban hành quyết định thanh tra.
Việc cử người thực hiện thu thập thông tin, tài liệu, nắm tình hình phải thể hiện bằng văn bản của người giao nhiệm vụ. Cá nhân, đơn vị được giao nhiệm vụ thu thập thông tin, tài liệu có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị quản lý thu, đôn đốc thu nợ thuộc BHXH Việt Nam để nắm bắt thông tin, tài liệu, dữ liệu nghiên cứu, phân tích, đánh giá, tổng hợp báo cáo người ra quyết định thanh tra.
Người được giao nhiệm vụ nắm tình hình không được có hành vi sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà hoặc yêu cầu cung cấp những thông tin không thuộc phạm vi, nhiệm vụ được giao.
Ban hành quyết định thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Quyết định thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội có những nội dung gì?
Theo khoản 1 Điều 26 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Ra quyết định thanh tra
1. Căn cứ chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu thanh tra đột xuất; Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra dự thảo quyết định thanh tra để trình người ra quyết định. Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra;
b) Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
c) Thời hạn thanh tra;
d) Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên của Đoàn thanh tra.
...
Theo đó, căn cứ chương trình kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt hoặc theo yêu cầu thanh tra đột xuất, Thủ trưởng đơn vị được giao chủ trì cuộc thanh tra dự thảo quyết định thanh tra để trình người ra quyết định.
Quyết định thanh tra bao gồm các nội dung sau:
- Căn cứ pháp lý để thanh tra;
- Phạm vi, đối tượng, nội dung, nhiệm vụ thanh tra;
- Thời hạn thanh tra;
- Trưởng đoàn thanh tra và các thành viên của Đoàn thanh tra.
Hồ sơ trình ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội gồm những gì?
Theo khoản 2 Điều 26 Quy định hoạt động thanh tra chuyên ngành đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và hoạt động kiểm tra của Bảo hiểm xã hội Việt Nam Ban hành kèm theo Quyết định 1518/QĐ-BHXH năm 2016 quy định như sau:
Ra quyết định thanh tra
...
2. Hồ sơ trình người có thẩm quyền phê duyệt và ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra gồm:
a) Phiếu trình hoặc tờ trình đề xuất thành lập Đoàn thanh tra;
b) Quyết định thành lập Đoàn TTCN (Mẫu số 01/QĐ-TT) kèm theo danh sách các đơn vị là đối tượng thanh tra;
c) Báo cáo khảo sát, nắm tình hình (nếu có);
d) Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
3. Đối với trường hợp thanh tra đột xuất thì ngoài những hồ sơ quy định tại Khoản 2, Điều này còn phải trình kèm theo hồ sơ sau:
a) Đối với thanh tra cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật: Bằng chứng liên quan đến dấu hiệu vi phạm pháp luật;
b) Đối với thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo: Đơn thư khiếu nại tố cáo; thông tin, tài liệu thu thập qua xác minh về nội dung khiếu nại, tố cáo;
c) Đối với thanh tra theo chỉ đạo của người có thẩm quyền: Văn bản ghi ý kiến chỉ đạo của người có thẩm quyền.
4. Đối với thanh tra lại các kết luận thanh tra thì dự thảo quyết định thanh tra phải trình kèm theo hồ sơ xác định vụ việc thuộc các trường hợp: Có vi phạm nghiêm trọng về trình tự, thủ tục trong tiến hành thanh tra; có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật khi kết luận thanh tra; nội dung kết luận thanh tra không phù hợp với những chứng cứ thu thập được trong quá trình tiến hành thanh tra; Trưởng đoàn, thành viên đoàn thanh tra cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ việc hoặc cố ý kết luận trái pháp luật; có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng của đối tượng thanh tra chưa được phát hiện đầy đủ qua thanh tra.
5. Trường hợp thành lập Đoàn thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra cùng một đối tượng thì trong quyết định thanh tra phải nêu rõ các nội dung thanh tra, kiểm tra và thời gian tiến hành.
Theo quy định trên, hồ sơ trình người có thẩm quyền phê duyệt và ký quyết định thành lập Đoàn thanh tra gồm:
- Phiếu trình hoặc tờ trình đề xuất thành lập Đoàn thanh tra;
- Quyết định thành lập Đoàn thanh tra chuyên ngành về đóng bảo hiểm xã hội theo Mẫu số 01/QĐ-TT kèm theo danh sách các đơn vị là đối tượng thanh tra;
- Báo cáo khảo sát, nắm tình hình (nếu có);
- Hồ sơ, tài liệu khác có liên quan (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Kinh nghiệm thực hiện dự án của nhà đầu tư thuộc E HSMST dự án PPP theo Thông tư 15 mới nhất?
- Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo Việt Nam có nhiệm kỳ bao lâu? Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nhà báo biểu quyết bằng hình thức nào?
- Xúi giục, đe dọa người khác phá thai bị xử lý như thế nào? Pháp luật có cấm phá thai hay không?
- Năm cá nhân số 3 năm 2025 có ý nghĩa gì? Cách tính năm cá nhân 2025 theo thần số học chi tiết?
- Xe khách chở quá số lượng người vào dịp Tết Âm lịch từ năm 2025 sẽ bị xử phạt bao nhiêu? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe?