Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện của Chính phủ do cơ quan nào thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội?
- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành mấy loại? Mục đích phân loại đơn vị hành chính?
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện của Chính phủ do cơ quan nào thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội?
- Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành mấy loại? Mục đích phân loại đơn vị hành chính?
>> Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không?
Xem thêm: Tên gọi của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện khi tinh gọn bộ máy?
Xem thêm: Dự kiến chuyển Mobifone về Bộ Công an quản lý?
Căn cứ theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, đơn vị hành chính được phân loại như sau:
- Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
- Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
- Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
Như vậy, đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại:
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại I;
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại II;
- Đơn vị hành chính cấp huyện loại III;
Việc phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
Phân loại đơn vị hành chính được thực hiện dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện của Chính phủ do cơ quan nào thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội? (Hình từ Internet)
Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện của Chính phủ do cơ quan nào thẩm tra báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội?
Theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 thì việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã quy định tại Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 bao gồm các trường hợp thành lập, nhập, giải thể, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, xã, phường, thị trấn.
Và tại Điều 8 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành có nêu rõ về trình tự, thủ tục xây dựng và trình đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 thực hiện theo quy định về trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015, Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Dẫn chiếu quy định tại Điều 133 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 quy định như sau:
Thẩm tra đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Ủy ban pháp luật của Quốc hội thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp tỉnh để báo cáo Quốc hội; thẩm tra đề án của Chính phủ về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã để báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
2. Hồ sơ thẩm tra gồm có:
a) Tờ trình về thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
c) Báo cáo đánh giá tác động của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
d) Báo cáo tổng hợp ý kiến của cử tri, của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
đ) Dự thảo nghị quyết thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính.
Như vậy, Ủy ban pháp luật của Quốc hội là cơ quan có thẩm quyền thẩm tra Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện của Chính phủ và báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định thế nào?
Việc lấy ý kiến Nhân dân địa phương về việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính được quy định cụ thể tại Điều 131 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 như sau:
- Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải được lấy ý kiến của Nhân dân là cử tri ở đơn vị hành chính cấp xã chịu ảnh hưởng trực tiếp của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính. Việc lấy ý kiến cử tri được thực hiện theo hình thức phát phiếu lấy ý kiến cử tri.
- Chính phủ chịu trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính và thực hiện các công việc sau đây:
+ Quyết định thời gian lấy ý kiến, mẫu phiếu lấy ý kiến và các tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến;
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp trong việc lấy ý kiến cử tri; chỉ đạo công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến;
+ Bảo đảm kinh phí và các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri;
+ Công khai kết quả lấy ý kiến cử tri trên trang thông tin điện tử của Chính phủ.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
+ Tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh;
+ Phân bổ kinh phí và bảo đảm các điều kiện cần thiết cho việc tổ chức lấy ý kiến cử tri trên địa bàn;
+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp dưới trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
+ Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn tỉnh.
- Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
+ Hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện lấy ý kiến cử tri;
+ Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền về nội dung lấy ý kiến trên địa bàn;
+ Tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm thực hiện các công việc sau đây:
+ Lập danh sách cử tri trên địa bàn tại thời điểm tổ chức lấy ý kiến;
+ Quyết định việc phát phiếu lấy ý kiến cử tri tại xã, phường, thị trấn phù hợp với đặc điểm khu dân cư trên địa bàn;
+ Tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
+ Tổng hợp biên bản họp, phiếu lấy ý kiến của cử tri; lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri địa phương.
- Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri phải thể hiện tổng số cử tri trên địa bàn, số cử tri tham gia lấy ý kiến, số cử tri đồng ý, số cử tri không đồng ý, các ý kiến khác. Báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện, cấp xã được gửi đến Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp trên; báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp tỉnh được gửi đến Chính phủ và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/khong-to-chuc-cong-an-cap-huyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/LVPD/nam-2025/hinh-3.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/NTMH/01012025/08-che-do-chinh-sach-doi-voi-can-bo-cong-chuc-vien-chuc-nguoi-lao-dong.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/07022025/danh-sach-va-kinh-phi-chi-tra-chinh.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/NTTX/030225/nghi-huu-truoc-tuoi-theo-nghi-dinh-178.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTTY/hoan-thien-phuong-an-sap-xep-tinh-gon-bo-may.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/nghi-dinh-178.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//phap-luat/2022-2/PTTQ/03022025/chinh-sach-nghi-huu-truoc-tuoi-1q.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/TLV/11-01-2025/dinh-huong-sap-xep-CBCCVC.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/LVPD/trien-khai-de-an-cong-an-cap-huyen.png)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Website đấu giá trực tuyến có được xem là website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử hay không?
- Phân loại dự án đầu tư công theo Luật Đầu tư công mới nhất? Điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án đầu tư công trong trường hợp nào?
- 07 biện pháp phát hiện VPPL về trật tự, an toàn giao thông đường bộ? Quyền hạn của CSGT khi thực hiện tuần tra, kiểm soát?
- Lời chúc Tết nguyên tiêu hay ý nghĩa cho mọi người? Tết nguyên tiêu người lao động có được nghỉ làm?
- Những loại dữ liệu mà trung tâm chỉ huy giao thông được kết nối chia sẻ với các Bộ, ngành theo quy định?