Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không? Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu?
Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không?
Theo Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
...
Bệnh bạch hầu lưu hành trên toàn cầu, hay gặp là các ca bệnh tản phát hoặc các vụ dịch nhỏ, chủ yếu ở nhóm dưới 15 tuổi không được tiêm vắc xin. Tuy nhiên hiện nay đã ghi nhận số mắc tăng ở nhóm trẻ lớn và người lớn tại những vùng không được tiêm chủng hoặc tỷ lệ tiêm chủng thấp. Bệnh lây truyền từ người sang người qua đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với người bệnh hoặc người lành mang trùng và hít phải các chất tiết đường hô hấp của người bệnh bắn ra khi ho, hắt hơi. Bệnh cũng có thể lây qua tiếp xúc với đồ vật bị ô nhiễm với các chất tiết của người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau (cổ bạnh), tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Bệnh nhân cũng có thể bị viêm cơ tim, nhiễm độc thần kinh dẫn đến tử vong do ngoại độc tố của vi khuẩn. Tỷ lệ tử vong khoảng 5-10%. Người bệnh và người lành mang trùng vừa là ổ chứa, vừa là nguồn truyền bệnh, trong đó người lành mang trùng đóng vai trò duy trì nguồn truyền nhiễm ở cộng đồng, điều này giải thích bệnh bạch hầu có thể đột nhiên xảy ra ở những nơi mà trước đó không thấy có ca bệnh xuất hiện. Thời kỳ lây truyền thường bắt đầu từ khi khởi phát và kéo dài khoảng 2 tuần, đôi khi lên tới 4 tuần. Trong một số trường hợp đã ghi nhận người mang vi khuẩn mãn tính trên 6 tháng. Điều trị kháng sinh đặc hiệu sẽ nhanh chóng tiêu diệt mầm bệnh và chấm dứt sự lây truyền. Bệnh đã có vắc xin và kháng sinh đặc hiệu để phòng và điều trị, tuy nhiên vắc xin giải độc tố bạch hầu chỉ tạo ra miễn dịch kháng độc tố có tác dụng bảo vệ cơ thể không bị mắc bệnh nhưng không ngăn ngừa được sự nhiễm vi khuẩn tại chỗ ở hầu họng, do vậy không làm giảm được tình trạng người lành mang trùng sau khi tiêm vắc xin.
...
Theo đó, biểu hiện lâm sàng của bệnh bạch hầu chủ yếu có sốt, ho, đau họng, hạch góc hàm sưng đau (cổ bạnh), tình trạng nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân, có giả mạc màu trắng xám, dai, dính ở amidal hoặc thành sau họng. Thời kỳ ủ bệnh thường từ 2 đến 5 ngày.
Như vậy, người bị sốt, ho, đau họng 3 ngày liên tiếp có thể là dấu hiệu của bệnh bạch hầu nhưng cũng có thể do một số bệnh lý khác.
Do đó, để biết chính xác hơn, người có các dấu hiệu trên cần đến ngay cơ sở khám chữa bệnh gần nhất để kịp thời chữa trị.
Đau họng 3 ngày liên tiếp có phải là dấu hiệu bị bệnh bạch hầu không? Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu? (Hình từ Internet)
Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu?
Trẻ em và người lớn phải tiêm bao nhiêu mũi vắc xin để phòng bệnh bạch hầu thì tại Mục 3 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 có quy định:
Tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu là biện pháp phòng bệnh quan trọng và hiệu quả nhất, đặc biệt là thực hiện tốt việc tiêm vắc xin bạch hầu trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng.
(1) Đối với trẻ em dưới 1 tuổi bắt đầu được tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu nguyên liều, thường kết hợp trong các vắc xin 5 trong 1 hoặc vắc xin 6 trong 1.
+ Mũi thứ 1 tiêm lúc 2 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 2 lúc 3 tháng tuổi.
+ Mũi thứ 3 lúc 4 tháng tuổi.
Tốt nhất nên hoàn thành mũi thứ 3 trước 6 tháng tuổi. Đảm bảo tỷ lệ tiêm vắc xin trên 95% ở tất cả các xã/phường trong Chương trình Tiêm chủng Mở rộng.
- Tiêm nhắc lại:
+ Mũi 4: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu nguyên liều, tiêm lúc 18 đến 24 tháng tuổi.
+ Mũi 5: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 4 đến 7 tuổi.
+ Mũi 6: Tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu giảm liều lúc 9 đến 15 tuổi.
(2) Đối với trẻ em trên 1 tuổi và người lớn chưa được tiêm chủng trước đây hoặc không nhớ tiền sử tiêm chủng
- Tiêm các mũi cơ bản:
Tiêm 3 mũi cơ bản vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều).
+ Mũi thứ 1 tiêm càng sớm càng tốt.
+ Mũi thứ 2 tiêm cách mũi thứ 1 tối thiểu 4 tuần.
+ Mũi thứ 3 tiêm cách mũi thứ 2 tối thiểu là 6 tháng.
- Tiêm nhắc lại:
Tiêm nhắc lại 2 mũi vắc xin có chứa thành phần bạch hầu theo hàm lượng phù hợp với lứa tuổi và hướng dẫn của nhà sản xuất (vắc xin bạch hầu nguyên liều hoặc vắc xin bạch hầu giảm liều). Các mũi tiêm nhắc lại cách nhau tối thiểu 1 năm.
Tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch bệnh bạch hầu có thể kéo dài được bao lâu?
Theo Mục 1 Hướng dẫn giám sát và phòng, chống bệnh bạch hầu ban hành kèm theo Quyết định 3593/QĐ-BYT năm 2020 quy định như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
...
Mọi lứa tuổi đều có thể bị mắc bệnh nếu không có miễn dịch đặc hiệu hoặc nồng độ kháng thể ở dưới mức bảo vệ. Kháng thể của mẹ truyền sang con có tác dụng bảo vệ và thường sẽ hết tác dụng trước 6 tháng tuổi; miễn dịch có được sau mắc bệnh thường bền vững. Sau tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch có thể kéo dài được vài năm song thường giảm dần theo thời gian nếu không được tiêm nhắc lại.
Như vậy, sau tiêm vắc xin liều cơ bản miễn dịch có thể kéo dài được vài năm song thường giảm dần theo thời gian nếu không được tiêm nhắc lại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiến độ thực hiện hợp đồng xây dựng có được điều chỉnh khi có sự thay đổi về phạm vi công việc theo yêu cầu của bên giao thầu?
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?