Đấu giá viên khi hành nghề phải tuân thủ những nguyên tắc gì? Quy tắc chung khi hành nghề đấu giá tài sản là gì?
Đấu giá viên khi hành nghề phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BTP thì trong hoạt động hành nghề, đấu giá viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan khi thực hiện đấu giá, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản.
- Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên này và Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên mà mình là thành viên.
Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên (Hình từ Internet)
Những quy tắc chung khi hành nghề đấu giá tài sản cần phải tuân thủ?
Theo Chương I Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên ban hành kèm theo Thông tư 14/2018/TT-BTP, những quy tắc chung khi hành nghề đấu giá tài sản được quy định như sau:
(1) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức
Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, người trúng đấu giá, người mua được tài sản đấu giá, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức liên quan.
(2) Nguyên tắc hành nghề đấu giá viên
Trong hoạt động hành nghề, đấu giá viên phải tuân thủ những nguyên tắc sau đây:
- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật, không trái đạo đức xã hội.
- Bảo đảm tính độc lập, trung thực, công khai, minh bạch, công bằng, khách quan khi thực hiện đấu giá, không vì bất kỳ lý do nào mà làm ảnh hưởng đến kết quả đấu giá tài sản.
- Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá tài sản, chịu trách nhiệm trước pháp luật, tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện, bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra cho tổ chức đấu giá tài sản theo quy định của pháp luật.
- Tuân thủ các quy định của Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên này và Điều lệ của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của đấu giá viên mà mình là thành viên.
(3) Tôn trọng, bảo vệ uy tín nghề nghiệp
- Đấu giá viên có trách nhiệm coi trọng, giữ gìn uy tín nghề nghiệp, không được có hành vi làm tổn hại đến uy tín của tổ chức đấu giá tài sản nơi mình làm việc, danh dự, uy tín của nghề đấu giá.
- Đấu giá viên phải ứng xử văn minh, lịch sự trong hoạt động hành nghề đấu giá.
(4) Rèn luyện, tu dưỡng bản thân
Đấu giá viên phải không ngừng trau dồi đạo đức, nâng cao kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ, tích cực tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và nỗ lực học hỏi để nâng cao chất lượng công việc, đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của hoạt động đấu giá tài sản.
(5) Trách nhiệm nghề nghiệp
- Đấu giá viên không được lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi.
- Đấu giá viên phải tận tâm và có trách nhiệm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghiệp vụ để bảo đảm thực hiện đấu giá tài sản hiệu quả và đúng quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá có nghĩa vụ nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật, tài liệu liên quan đến tài sản đấu giá, trình tự, thủ tục đấu giá, lập và hoàn thiện hồ sơ đấu giá tài sản, điều hành cuộc đấu giá theo đúng quy định pháp luật. Sau khi cuộc đấu giá kết thúc, đấu giá viên bàn giao đầy đủ hồ sơ đấu giá cho tổ chức đấu giá tài sản để lưu trữ theo quy định của pháp luật.
- Đấu giá viên có nghĩa vụ bảo mật thông tin theo quy định của pháp luật và theo thỏa thuận với các bên tham gia đấu giá, không được sử dụng thông tin biết được từ việc thực hiện đấu giá tài sản để phục vụ lợi ích cá nhân.
Đấu giá viên không được phép thực hiện những hành vi gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Luật Đấu giá tài sản 2016, nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm đấu giá viên thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cho cá nhân, tổ chức khác sử dụng Chứng chỉ hành nghề đấu giá của mình;
b) Lợi dụng danh nghĩa đấu giá viên để trục lợi;
c) Thông đồng, móc nối với người có tài sản đấu giá, người tham gia đấu giá, tổ chức thẩm định giá, tổ chức giám định tài sản đấu giá, cá nhân, tổ chức khác để làm sai lệch thông tin tài sản đấu giá, dìm giá, làm sai lệch hồ sơ đấu giá hoặc kết quả đấu giá tài sản;
d) Hạn chế cá nhân, tổ chức tham gia đấu giá không đúng quy định của pháp luật;
đ) Vi phạm Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;
e) Các hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án hành chính đúng không?
- Bậc thuế môn bài năm 2025 mới nhất như thế nào? Hạn chót nộp thuế môn bài năm 2025 là khi nào?
- Cán bộ, công chức, viên chức không áp dụng Nghị định 178/2024 chính sách khi sắp xếp bộ máy từ 1 1 2025 gồm những ai?
- Chính thức dạy thêm ngoài nhà trường phải đăng ký kinh doanh theo Thông tư 29/2024 đúng không?
- Hướng dẫn hồ sơ hoàn thuế GTGT hàng xuất khẩu theo Thông tư 80? Tải về tài liệu hồ sơ hoàn thuế?