Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 như thế nào?
- Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp như thế nào?
- Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp như thế nào?
- Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như thế nào?
Ngày 12/7/2023, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030.
Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 quy định như sau:
Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp
1. Việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.
2. Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
Theo đó, việc đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp thực hiện theo quy định tại Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính; bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hóa của địa phương và tôn trọng ý kiến của đa số cử tri.
Trường hợp nhập các đơn vị hành chính cùng cấp thì khuyến khích việc sử dụng một trong các tên gọi đã có của các đơn vị hành chính trước khi nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp.
Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 Đặt tên, đổi tên đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã hình thành sau sắp xếp như thế nào? (Hình từ internet)
Tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 thì tiêu chuẩn của đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sau sắp xếp được quy định như sau:
- Sau khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã thì đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp phải đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính, trừ trường hợp nhập từ 03 đơn vị hành chính cùng cấp trở lên.
+ Trường hợp đã thực hiện sắp xếp với đơn vị hành chính liền kề nhưng do có các yếu tố đặc thù về văn hóa, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, phong tục, tập quán, cộng đồng dân cư, điều kiện địa lý tự nhiên nên không thể nhập, điều chỉnh thêm với đơn vị hành chính cùng cấp khác dẫn đến đơn vị hành chính hình thành sau sắp xếp không đạt đủ tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên và quy mô dân số theo quy định thì đơn vị hành chính sau sắp xếp phải đạt một trong các điều kiện sau đây:
++ Đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số đạt từ 100% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng, tiêu chuẩn còn lại phải đạt từ 70% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
++ Đơn vị hành chính cấp huyện có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng và quy mô dân số đạt từ 200% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
++ Đơn vị hành chính cấp xã có diện tích tự nhiên đạt từ 30% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng và quy mô dân số đạt từ 300% trở lên tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính;
++ Trường hợp khác do Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định trên cơ sở đề nghị của Chính phủ.
- Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã mà giảm được số lượng đơn vị hành chính thì không áp dụng tiêu chuẩn về đơn vị hành chính trực thuộc đối với đơn vị hành chính cấp huyện hình thành sau sắp xếp.
- Đơn vị hành chính đô thị dự kiến hình thành sau sắp xếp phải đáp ứng tiêu chuẩn về cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội, loại đô thị đối với thành phố, thị xã, thị trấn hoặc trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với quận, phường theo quy định tại Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Phạm vi phân loại đô thị đối với thành phố, thị xã, thị trấn dự kiến hình thành sau sắp xếp và phạm vi đánh giá trình độ phát triển cơ sở hạ tầng đô thị đối với quận, phường dự kiến hình thành sau sắp xếp phải căn cứ vào một trong các quy hoạch là quy hoạch tỉnh, quy hoạch nông thôn, quy hoạch đô thị hoặc các quy hoạch khác có liên quan.
Chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã như sau:
- Thực hiện bảo lưu các chế độ, chính sách về tiền lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với những người được tiếp tục làm việc nhưng không giữ các chức vụ trước đây cho đến hết nhiệm kỳ bầu cử (đối với những người giữ chức vụ do bầu cử) hoặc hết thời hạn bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý (đối với những người giữ chức vụ do bổ nhiệm). Trường hợp thời hạn còn lại của nhiệm kỳ bầu cử hoặc thời hạn bổ nhiệm dưới 06 tháng thì được bảo lưu tròn 06 tháng. Sau khi hết thời hạn được bảo lưu thì lương và phụ cấp chức vụ (nếu có) được thực hiện theo chức vụ, chức danh hiện giữ hoặc giải quyết nghỉ chế độ theo quy định.
- Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã tùy từng trường hợp được tuyển dụng, tiếp nhận, điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ.
- Ngoài các chế độ, chính sách quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 12 Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15, trên cơ sở cân đối ngân sách địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư của cơ quan, tổ chức do sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên địa bàn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế môn bài bao lâu đóng một lần 2025? Những trường hợp được miễn thuế môn bài 2025 như thế nào?
- Quy định về dạy thêm học thêm trong nhà trường theo Thông tư 29/2024 ra sao? Trách nhiệm của Hiệu trưởng trong quản lý hoạt động dạy thêm học thêm?
- Nghị định 181/2024 quy định một số điều Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ như thế nào?
- Mẫu thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động dùng chung cho mọi doanh nghiệp? Tải về mẫu thông báo?
- Lỗi không nhường đường cho người đi bộ bị phạt bao nhiêu 2025? Lỗi không nhường đường cho người đi bộ có bị trừ điểm giấy phép lái xe?