Đặt tên chi nhánh doanh nghiệp như thế nào cho đúng? Có thể đặt tên chi nhánh là tiếng nước ngoài được không?
Quy định đặt tên chi nhánh như thế nào?
Căn cứ vào Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết bằng các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Việt, các chữ cái F, J, Z, W, chữ số và các ký hiệu.
2. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải bao gồm tên doanh nghiệp kèm theo cụm từ “Chi nhánh” đối với chi nhánh, cụm từ “Văn phòng đại diện” đối với văn phòng đại diện, cụm từ “Địa điểm kinh doanh” đối với địa điểm kinh doanh.
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Căn cứ Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
1. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thực hiện theo quy định tại Điều 40 Luật Doanh nghiệp.
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
3. Phần tên riêng trong tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp không được sử dụng cụm từ “công ty”, “doanh nghiệp”.
4. Đối với những doanh nghiệp 100% vốn nhà nước khi chuyển thành đơn vị hạch toán phụ thuộc do yêu cầu tổ chức lại thì được phép giữ nguyên tên doanh nghiệp nhà nước trước khi tổ chức lại.
Như vậy, khi doanh nghiệp đặt tên chi nhánh của mình cần lưu ý phải tuân thủ các quy định nêu trên.
Đặt tên chi nhánh như thế nào cho đúng? Có thể đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện là tiếng nước ngoài được không? (Hình từ Internet).
Có thể đặt tên chi nhánh là tiếng nước ngoài được không?
Căn cứ khoản 2 Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh như sau:
Đăng ký tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh
...
2. Ngoài tên bằng tiếng Việt, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có thể đăng ký tên bằng tiếng nước ngoài và tên viết tắt. Tên bằng tiếng nước ngoài là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Tên viết tắt được viết tắt từ tên tiếng Việt hoặc tên bằng tiếng nước ngoài.
...
Theo quy định trên, các doanh nghiệp hoàn toàn có thể đăng ký tên chi nhánh của mình bằng tiếng nước ngoài. Tuy nhiên, doanh nghiệp không thể chọn tên tiếng nước ngoài ngẫu nhiên mà pháp luật quy định đó phải là tên được dịch từ tên tiếng Việt sang một trong những tiếng nước ngoài hệ chữ La-tinh. Một số tiếng nước ngoài không sử dụng hệ chữ La-tinh như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc... sẽ không được chấp nhận khi đặt tên chi nhánh.
Có bắt buộc phải gắn tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh doanh nghiệp không?
Căn cứ khoản 3 Điều 40 Luật Doanh nghiệp 2020 được hướng dẫn bởi Điều 20 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về việc đặt tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh như sau:
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh
...
3. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh phải được viết hoặc gắn tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện và địa điểm kinh doanh. Tên chi nhánh, văn phòng đại diện được in hoặc viết với khổ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt của doanh nghiệp trên các giấy tờ giao dịch, hồ sơ tài liệu và ấn phẩm do chi nhánh, văn phòng đại diện phát hành.
Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP quy định về mức xử phạt khi vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp như sau:
Vi phạm khác liên quan đến tổ chức, quản lý doanh nghiệp
...
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
c) Không gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, không viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh tại trụ sở chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
đ) Buộc gắn tên doanh nghiệp tại trụ sở chính, viết hoặc gắn tên chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm c khoản 2 Điều này.
Như vậy, doanh nghiệp bắt buộc phải viết hoặc gắn tên chi nhánh tại trụ sở chi nhánh, nếu không sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đáp án cuộc thi trắc nghiệm trên internet tìm hiểu Lịch sử Đảng bộ lịch sử tỉnh Thái Bình tuần 1 ra sao?
- Mức trợ cấp hưu trí nghỉ hưu trước tuổi năm 2025 được hưởng khi sắp xếp bộ máy tại Nghị định 178 năm 2024 thế nào?
- Mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định mới nhất? Tải mẫu Quyết định thanh lý tài sản cố định ở đâu?
- Tiểu mục thuế môn bài cho thuê tài sản? Thời hạn nộp thuế môn bài cho thuê tài sản là khi nào?
- Mẫu Quy chế sử dụng con dấu công đoàn? Tải về Quy chế sử dụng con dấu Công đoàn cơ sở mới nhất?