Đất đai được chọn để xây dựng đô thị phải có những điều kiện nào? Các điểm dân cư phải có những đặc trưng nào thì mới được gọi là đô thị?
Các điểm dân cư phải có những đặc trưng nào thì mới được gọi là đô thị?
Các điểm dân cư được quy định tại tiểu mục 2 Mục 1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4449:1987 về Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
Nguyên tắc chung
1.1. Tiêu chuẩn này áp dụng để thiết kế quy hoạch xây dựng các đô thị mới, cải tạo các đô thị hiện có của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Chú thích:
1. Đô thị bao gồm thành phố, thị xã, thị trấn: là các trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành của các hoạt động kinh tế, hành chính, khoa học, kỹ thuật, du lịch, nghỉ ngơi, văn hóa, dịch vụ công cộng của cả nước, của một vùng, của một tỉnh, một huyện hay một khu vực trong tỉnh, trong huyện.
2. Các điểm dân cư phải có 4 đặc trưng dưới đây mới được gọi là đô thị:
Có số dân từ 20.000 người trở lên;
Có dưới 40% số lượng lao động làm việc trong ngành nông, lâm ngư nghiệp dưới hình thức tập thể và cá thể;
Có mạng lưới công trình dịch vụ công cộng và cơ sở kỹ thuật hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ở mức độ phù hợp;
Có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn hẳn mật độ dân số và mật độ xây dựng trung bình của vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh.
1.2. Đô thị được phân theo loại quy mô dân số như trong bảng 1.
...
Như vậy, theo quy định, các điểm dân cư phải có 4 đặc trưng dưới đây mới được gọi là đô thị:
(1) Có số dân từ 20.000 người trở lên;
(2) Có dưới 40% số lượng lao động làm việc trong ngành nông, lâm ngư nghiệp dưới hình thức tập thể và cá thể;
(3) Có mạng lưới công trình dịch vụ công cộng và cơ sở kỹ thuật hạ tầng như giao thông, cấp thoát nước, cấp điện ở mức độ phù hợp;
(4) Có mật độ dân số và mật độ xây dựng cao hơn hẳn mật độ dân số và mật độ xây dựng trung bình của vùng sản xuất nông nghiệp xung quanh.
Các điểm dân cư phải có những đặc trưng nào thì mới được gọi là đô thị? (Hình từ Internet)
Đất đai được chọn để xây dựng đô thị phải có những điều kiện nào?
Đất đai được chọn để xây dựng đô thị được quy định tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4449:1987 về Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
Chọn đất xây dựng đô thị và xác định dân số đô thị
Chọn đât xây dựng đô thị
...
2.2. Đất đai được chọn để xây dựng đô thị phải có những điều kiện sau:
Đất đai xây dựng bảo đảm thuận lợi hoặc ít thuận lợi (được phân loại theo điều kiện tự nhiên ghi trong bảng 3);
Đủ diện tích đất xây dựng đô thị trong giai đoạn quy hoạch từ 10 đến 25 năm, kể cả đất dự trữ;
Nguồn nước phải có đủ, bảo đảm về cả chất lượng và khối lượng để cấp cho công nghiệp và sinh hoạt của đô thị trong giai đoạn quy hoạch, kể cả dự phòng phát triển;
Đất đai xây dựng đô thị không nằm trong phạm vi bị ô nhiễm nặng (do chất độc hóa học, phóng xạ, tiếng ồn, ổ bệnh dịch truyền nhiễm);
Không nằm trong phạm vi nghiêm cấm xây dựng do Nhà nước quy định vì những lí do như: bảo vệ tài nguyên, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan, di tích lịch sử, quốc phòng v.v…
...
Như vậy, theo quy định, đất đai được chọn để xây dựng đô thị phải có những điều kiện sau đây:
(1) Đất đai xây dựng bảo đảm thuận lợi hoặc ít thuận lợi;
(2) Đủ diện tích đất xây dựng đô thị trong giai đoạn quy hoạch từ 10 đến 25 năm, kể cả đất dự trữ;
(3) Nguồn nước phải có đủ, bảo đảm về cả chất lượng và khối lượng để cấp cho công nghiệp và sinh hoạt của đô thị trong giai đoạn quy hoạch, kể cả dự phòng phát triển;
(4) Đất đai xây dựng đô thị không nằm trong phạm vi bị ô nhiễm nặng (do chất độc hóa học, phóng xạ, tiếng ồn, ổ bệnh dịch truyền nhiễm);
(5) Không nằm trong phạm vi nghiêm cấm xây dựng do Nhà nước quy định vì những lí do như: bảo vệ tài nguyên, nguồn nước, khoáng sản, rừng, cảnh quan, di tích lịch sử, quốc phòng v.v…
Đất xây dựng đô thị được phân loại như thế nào?
Việc phân loại đất xây dựng đô thị được quy định tại tiểu mục 2.10 Mục 2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4449:1987 về Quy hoạch xây dựng đô thị - Tiêu chuẩn thiết kế như sau:
Chọn đất xây dựng đô thị và xác định dân số đô thị
...
Phân khu chức năng xây dựng trong đô thị
2.10. Đất xây dựng đô thị được phân theo chức năng sử dụng như sau:
a) Đất công nghiệp và kho tàng bao gồm: đất đai của các xí nghiệp công nghiệp, kho tàng trong đô thị (kể cả đất giao thông đường sắt, bộ và đất để xây dựng các công trình kỹ thuật, công trình phục vụ công cộng ở ngay trong khu công nghiệp, kho tàng đó).
b) Đất khu dân dụng bao gồm:
Đất các khu ở;
Đất công trình công cộng (không kể đất công trình công cộng của riêng khu ở);
Đất cây xanh công cộng (không kể đất cây xanh của khu);
Đất đường phố và quảng trường trong khu dân dụng.
c) Đất các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, khoa học - kỹ thuật không phụ thuộc đô thị và đất các trường học, trường trung học chuyên nghiệp.
d) Đất xây dựng các công trình giao thông đối ngoại bao gồm: đất xây dựng đường sắt và nhà ga, đường và bến ô tô đối ngoại, cảng đường thủy và sân bay.
e) Đất các công trình kỹ thuật đầu mối, các công trình xử lí vệ sinh, nghĩa địa, đất vườn ươm, đất các dải cây xanh (cây xanh cách li, cây xanh phòng hộ, vùng xung quanh đô thị v.v…).
g) Các loại đất khác bao gồm: đất dùng cho quân sự, đất không thể sử dụng để xây dựng (núi cao, đất lầy thụt, đất bị xói lở, đất trượt…).
h) Đất dự phòng phát triển của đô thị.
Chú thích: Ở những nơi có địa hình phức tạp, khi phân khu chức năng nên dựa vào ranh giới tự nhiên như sông, ngòi, núi cao, thung lũng hoặc các tuyến đường sắt, đường ô tô lớn để phân khu cho hợp lí.
...
Như vậy, theo quy định, đất xây dựng đô thị được phân theo chức năng sử dụng, bao gồm:
(1) Đất công nghiệp và kho tàng;
(2) Đất khu dân dụng;
(4) Đất các cơ quan hành chính, kinh tế, văn hóa, y tế, khoa học - kỹ thuật không phụ thuộc đô thị và đất các trường học, trường trung học chuyên nghiệp;
(5) Đất xây dựng các công trình giao thông đối ngoại bao gồm: đất xây dựng đường sắt và nhà ga, đường và bến ô tô đối ngoại, cảng đường thủy và sân bay.
(6) Đất các công trình kỹ thuật đầu mối, các công trình xử lí vệ sinh, nghĩa địa, đất vườn ươm, đất các dải cây xanh (cây xanh cách li, cây xanh phòng hộ, vùng xung quanh đô thị v.v…).
(7) Các loại đất khác bao gồm: đất dùng cho quân sự, đất không thể sử dụng để xây dựng (núi cao, đất lầy thụt, đất bị xói lở, đất trượt…).
(8) Đất dự phòng phát triển của đô thị.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là gì? Chi tiết từng loại cổ phần ưu đãi và quyền của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi?
- Dụ dỗ trẻ em sử dụng ma túy đá bị phạt tù bao nhiêu năm? Trách nhiệm của gia đình trong việc phòng chống ma túy?
- Mẫu đơn xin thăm gặp phạm nhân trong trại giam mới nhất? Cách viết đơn xin thăm gặp phạm nhân?
- Tải File Mẫu hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện hiện hành? Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện là gì?
- Việc xác định đơn giá thuê đất do cơ quan nào thực hiện? Tính tiền thuê đất theo bảng giá đất được áp dụng trong trường hợp nào?