Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất?
- Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất?
- Đối tượng tham gia Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn phải từ đủ bao nhiêu tuổi?
- Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất?
Tham khảo đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn 2024 dưới đây:
Câu hỏi 1:Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, nội dung xác minh tài sản, thu nhập trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị được quy định như thế nào?
A. Tính bao quát nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm.
B. Tính hợp lý của bản kê khai.
C. Tính trung thực, đầy đủ, rõ ràng của bản kê khai; tính trung thực trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
D. Tính đảm bảo trong việc giải trình về nguồn gốc của tài sản.
Câu hỏi 2: Theo Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, đâu không phải là tiêu chí đánh giá về số lượng, tính chất và mức độ của vụ việc, vụ án tham nhũng?
A. Giá trị tiền, tài sản bị thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra.
B. Việc lãnh đạo, chỉ đạo, thực hiện công tác xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
C. Vị trí, chức vụ của người có hành vi tham nhũng.
D. Số lượng người có hành vi tham nhũng.
Câu hỏi 3: Hành vi nào sau đây tại Quy định số 132-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị được coi là lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi hành án?
A. Che giấu, làm sai lệch, sót, lọt nguồn tin về tội phạm hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, tiêu huỷ chứng cứ, vật chứng trái pháp luật.
B. Lợi dụng công việc có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác để trục lợi hoặc động cơ cá nhân khác; chỉ đạo hoặc cung cấp, tiết lộ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan đến vụ án, vụ việc trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
C. Tất cả các đáp án.
D. Lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
Câu hỏi 4: Theo Nghị định 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng, tiêu chí nào sau đây không thuộc các tiêu chí thành phần tiêu chí đánh giá việc thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước?
A. Kết quả thực hiện công khai minh bạch.
B. Kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.
C. Kết quả thực hiện quy tắc ứng xử.
D. Kết quả thực hiện chuyển đổi vị trí công tác.
Câu hỏi 5: Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trong các phiên họp Ban Chỉ đạo, cuộc họp Thường trực Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là: “Đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phải……”. Hãy điền nội dung còn thiếu vào chỗ trống:
A. Không có vùng cấm, không có ngoại lệ, bất kể người đó là ai.
B. Không nghỉ, không ngừng.
C. Kiên quyết, kiên trì.
D. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi 6: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo và biên bản cuộc họp kiểm điểm, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với công chức có hành vi vi phạm?
A. Chậm nhất là 10 ngày làm việc.
B. Chậm nhất là 05 ngày làm việc.
C. Chậm nhất là 07 ngày làm việc.
D. Chậm nhất là 03 ngày làm việc.
Câu hỏi 7: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội nhận hối lộ”, người phạm tội gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?
A. Phạt tù 30 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
B. Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
C. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
D. Phạt tù từ 20 năm đến 30 năm.
Câu hỏi 8: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017), “Tội nhận hối lộ” có hình phạt bổ sung nào sau đây?
A. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
B. Cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 06 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
C. Cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 07 năm, có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
D. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ từ 02 năm đến 05 năm.
Câu hỏi 9: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, những nội dung mà cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng người có nghĩa vụ kê khai tổ chức việc kê khai tài sản, thu nhập gồm?
A. Hướng dẫn việc kê khai tài sản, thu nhập cho người có nghĩa vụ kê khai.
B. Lập danh sách người có nghĩa vụ kê khai và gửi cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập có thẩm quyền.
C. Lập sổ theo dõi kê khai, giao, nhận bản kê khai.
D. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi 10: Theo Hướng dẫn số 02-HD/UBKTTW ngày 29/11/2021 của Uỷ ban kiểm tra Trung ương thực hiện Quy định về những điều đảng viên không được làm, đảng viên không được:
A. Gợi ý, đòi hỏi tổ chức, cá nhân đưa chi phí ngoài quy định trong giải quyết các thủ tục hành chính, dịch vụ công.
B. Nhận hối lộ, đưa hối lộ, môi giới hối lộ dưới mọi hình thức.
C. Tiếp tay, bao che, dung túng cho việc đưa, nhận, môi giới hối lộ.
D. Tất cả các đáp án.
Câu hỏi 11: Cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức vi phạm Quy định số 114-QĐ/TW ngày 11/7/2023 của Ban Chấp hành Trung ương về kiểm soát quyền lực và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác cán bộ bị khiển trách thì sau thời hạn ít nhất bao nhiêu tháng kể từ ngày quyết định khiển trách có hiệu lực thi hành mới được xem xét quy hoạch cán bộ?
A. 12 tháng.
B. 36 tháng.
C. 24 tháng.
D. 06 tháng.
Câu hỏi 12: Theo quy định của Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) về “Tội nhận hối lộ”, người phạm tội gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên thuộc trường hợp bị áp dụng khung hình phạt nào sau đây?
A. Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
B. Phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.
C. Phạt tù từ 20 năm đến 30 năm.
D. Phạt tù từ 15 năm đến 20 năm.
Câu hỏi 13: Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực, thì đối tượng phòng, chống tiêu cực là?
A. Là cơ quan, tổ chức, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ, lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chính trị.
B. Là đại diện doanh nghiệp ngoài nhà nước.
C. Là chủ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài.
D. Là người đứng đầu doanh nghiệp.
Câu hỏi 14: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, kê khai tài sản, thu nhập bổ sung được thực hiện khi nào?
A. Khi có biến động tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 100 triệu đồng trở lên.
B. Khi có biến động tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 300 triệu đồng trở lên.
C. Khi có biến động tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 200 triệu đồng trở lên.
D. Khi có biến động tài sản, thu nhập trong năm có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.
Câu hỏi 15: Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập xác minh tài sản, thu nhập khi có căn cứ nào sau đây?
A. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên
B. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 100 triệu đồng trở lên.
C. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 400 triệu đồng trở lên.
D. Có biến động tăng về tài sản, thu nhập từ 300 triệu đồng trở lên so với tài sản, thu nhập đã kê khai lần liền trước đó mà người có nghĩa vụ kê khai giải trình không hợp lý về nguồn gốc.
Câu hỏi 16: Thời hạn cung cấp thông tin của cơ quan, tổ chức, đơn vị cho Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập theo Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ là bao nhiêu ngày (bao gồm cả trường hợp phức tạp)?
A. Trong thời hạn 10 ngày làm việc bao gồm cả thông tin phức tạp, không có sẵn kể từ ngày nhận được yêu cầu.
B. Trong thời hạn 12 ngày làm việc bao gồm cả thông tin phức tạp, không có sẵn kể từ ngày nhận được yêu cầu.
C. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trường hợp thông tin được yêu cầu cung cấp là thông tin phức tạp, không có sẵn thì thời hạn cung cấp thông tin là 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
D. Trong thời hạn 20 ngày làm việc bao gồm cả thông tin phức tạp, không có sẵn kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Câu hỏi 17: Quy định số 131-QĐ/TW ngày 27/10/2023 của Bộ Chính trị quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và trong hoạt động thanh tra, kiểm toán giải thích “Tiêu cực trong công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng và hoạt động thanh tra, kiểm toán” được hiểu là:
A. Là không tuân thủ quy trình kiểm tra, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
B. Là hành vi suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, vi phạm quy chế, quy định, quy trình nghiệp vụ dẫn đến việc làm không đúng với quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, thanh tra, kiểm toán.
C. Là hành vi suy thoái về nhân cách.
D. Là hành vi vi phạm nội quy của cơ quan, đơn vị.
Câu hỏi 18: Theo Luật Cán bộ, công chức năm 2008 (được sửa đổi, bổ sung năm 2019), đâu không phải mức xếp loại chất lượng cán bộ?
A. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
B. Hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực.
C. Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
D. Không hoàn thành nhiệm vụ.
Câu hỏi 19: Theo Nghị định số 112/2020/NĐ-CP ngày 18/9/2020 của Chính phủ, đâu không phải là hình thức kỷ luật được áp dụng đối với viên chức quản lý?
A. Buộc thôi việc.
B. Cách chức.
C. Cảnh cáo.
D. Giáng chức.
Câu hỏi 20: Theo Hướng dẫn số 25-HD/BCĐTW ngày 01/8/2022 của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hướng dẫn một số nội dung về công tác phòng, chống tiêu cực, thì hành vi tiêu cực nào sau đây cần tập trung chỉ đạo phòng, chống?
A. Không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ trách nhiệm nêu gương theo quy định của Đảng.
B. Nói, viết, thực hiện không đúng hoặc không thực hiện, thực hiện không đầy đủ chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
C. Quan liêu, xa rời thực tế, không sâu sát công việc, không nắm chắc tình hình trong cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị.
D. Tất cả các đáp án.
*Lưu ý: Đáp án trên chỉ mang tính chất tham khảo!
Đáp án tuần 2 Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn chính xác nhất? (Hình từ Internet)
Đối tượng tham gia Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn phải từ đủ bao nhiêu tuổi?
Đối tượng tham gia Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Điều 3 Mục I Quyết định số 107/QĐ-BTC năm 2024 Tải về bao gồm cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, chiến sĩ lực lượng vũ trang và công dân từ 16 tuổi trở lên đang công tác, sinh sống, học tập và lao động trên địa bàn tỉnh.
Lưu ý: Đối tượng không được tham gia dự thi: các thành viên Ban Tổ chức, Ban Giám khảo, Ban Đề thi, Tổ Thư ký giúp việc, cán bộ phụ trách kỹ thuật phần mềm và những bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình tổ chức Cuộc thi.
Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn?
Mốc thời gian dự thi Cuộc thi Tìm hiểu chính sách, pháp luật về phòng chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh Lạng Sơn được quy định tại Điều 2 Mục III Quyết định số 107/QĐ-BTC năm 2024 Tải về cụ thể như sau:
- Cuộc thi được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến, cá nhân tham dự Cuộc thi sử dụng thiết bị cá nhân kết nối internet để đăng ký tài khoản và trả lời trực tiếp các câu hỏi tại địa chỉ: https://timhieuchinhsachphapluat.langson.gov.vn; trang Thông tin điện tử phổ biến giáo dục pháp luật tỉnh Lạng Sơn https://pbgdpl.langson.gov.vn và banner Cuộc thi trên trang thông tin điện tử các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố.
- Cuộc thi có 04 tuần thi, mỗi tuần thi có tổng số 50 câu hỏi; mỗi lượt dự thi, thí sinh trả lời 20 câu hỏi được hệ thống phần mềm lựa chọn ngẫu nhiên trong tổng số câu hỏi nêu trên và 01 câu hỏi phụ dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi trong mỗi tuần thi. Mỗi câu hỏi có 04 phương án trả lời và chỉ có duy nhất một phương án đúng, thời gian làm bài trong 20 phút.
- Mỗi thí sinh được dự thi tối đa 01 lượt/ngày; kết quả của tuần thi được tính cho lượt dự thi có kết quả tốt nhất; dự đoán tổng số lượt người tham gia dự thi đúng nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi (chọn số dự đoán đúng hoặc gần đúng nhất); thời gian thi nhanh nhất trong số các lượt dự thi trong một tuần thi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn kể về việc đã làm cùng người thân lớp 2 hay, chọn lọc? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Ngoài báo cáo tình hình tài chính, báo cáo tài chính của đơn vị kế toán còn bao gồm những báo cáo nào?
- Viết đoạn văn 5 đến 7 câu trình bày suy nghĩ của em về vai trò của thiên nhiên đối với đời sống con người lớp 9? Yêu cầu cần đạt về đọc hiểu của học sinh lớp 9 là gì?
- Thẩm tra lý lịch người vào đảng trong trường hợp có người thân đã vào Đảng được thực hiện như thế nào?
- Tổng hợp mẫu biên bản bàn giao thông dụng nhất hiện nay gồm các mẫu nào? Tải về? Biên bản bàn giao là gì?