Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024?
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024?
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024 là tài liệu quan trọng giúp người tham gia đánh giá lại kiến thức của mình về các quy định pháp luật quan trọng.
DƯỚI ĐÂY LÀ ĐÁP ÁN CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG, LUẬT TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG CỦA NHÀ NƯỚC TỈNH KHÁNH HÒA 2024:
Câu 1: Bản kê khai tài sản, thu nhập của người có nghĩa vụ kê khai phải được công khai tại nơi nào? A. Phải được công khai tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi người đó thường xuyên làm việc. B. Phải được công khai tại nơi cư trú của người có nghĩa vụ kê khai. C. Phải được công khai tại nơi có tài sản của người có nghĩa vụ kê khai. D. Cả B và C đều đúng. Câu 2: Những hành vi nào sau đây là hành vi tham nhũng trong khu vực ngoài nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước thực hiện? A. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi. B. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; môi giới hối lộ. C. Tham ô tài sản; nhận hối lộ; đưa hối lộ; môi giới hối lộ để giải quyết công việc. D. Cả B và C đều đúng. Câu 3: Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị bị xem xét tăng trách nhiệm khi để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách? A. Phát hiện hành vi tham nhũng chờ họp nội bộ xử lý. B. Phát hiện hành vi tham nhũng, tiếp tục quan sát, theo dõi nắm tình hình. C. Phát hiện hành vi tham nhũng, chờ thu thập đầy đủ chứng cứ để báo cáo, xử lý. D. Phát hiện hành vi tham nhũng mà không áp dụng các biện pháp cần thiết để ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng hoặc không kịp thời báo cáo, xử lý tham nhũng theo quy định của pháp luật. Câu 4: Người ứng cử đại biểu Quốc hội, người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân mà kê khai tài sản, thu nhập không trung thực, giải trình nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực thì bị xử lý như thế nào? A. Bị phê bình. B. Bị cảnh cáo. C. Bị xóa tên khỏi danh sách những người ứng cử. D. A và B đều đúng. Câu 5: Việc tặng quà của cơ quan, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được quy định như thế nào? A. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công trong trường hợp tặng quà vì mục đích từ thiện, đối ngoại và trong trường hợp cần thiết khác theo quy định của pháp luật. B. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn chỉ được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng trong trường hợp mừng công. C. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được sử dụng tài chính công, tài sản công để làm quà tặng trong dịp lễ, tết. D. Cả 03 đáp án trên đều đúng. Câu 6: Các hành vi nào sau đây bị nghiêm cấm? A. Đe dọa, trả thù, trù dập, tiết lộ thông tin về người phản ánh, báo cáo, tố cáo, báo tin, cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. B. Trù dập hoặc tiết lộ thông tin về người phản ánh cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng. C. Bao che, cản trở phát hiện tham nhũng. Câu 7: Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, người yêu cầu bồi thường có quyền yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại giải quyết yêu cầu bồi thường trong trường hợp nào sau đây? A. Khi chưa có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. B. Sau khi có văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường. C. Yêu cầu bồi thường đó đã được các cơ quan giải quyết bồi thường khác thụ lý, giải quyết. D. Yêu cầu bồi thường đó đã được Tòa án thụ lý, giải quyết trong quá trình tố tụng hình sự, tố tụng hành chính. Câu 8: Chủ thể nào sau đây không được quy định là người có chức vụ, quyền hạn? A. Cán bộ, công chức, viên chức. B. Sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân. C. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp. D. Người lao động trong tổ chức, doanh nghiệp. Câu 9: Tài sản tham nhũng được xử lý như thế nào? A. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, sung công quỹ Nhà nước. B. Tài sản tham nhũng phải được tịch thu nộp Nhà nước. C. Tài sản tham nhũng được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước. D. Tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật. Câu 10: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập, Tổ trưởng Tổ xác minh tài sản, thu nhập phải báo cáo kết quả xác minh tài sản, thu nhập bằng văn bản cho người ra quyết định xác minh, trừ trường hợp phức tạp? A. 15 ngày. B. 30 ngày. C. 45 ngày. D. 60 ngày. Câu 11: Tham nhũng là gì? A. Là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi. B. Là hành vi vụ lợi của cán bộ, công chức, viên chức. C. Là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn của cán bộ, công chức, viên chức. D. Cả 3 câu trên. Câu 12: Việc nhận quà tặng của cơ quan, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn được quy định như thế nào? A. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp hoặc gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình. B. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được trực tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình trong mọi trường hợp. C. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, người có chức vụ, quyền hạn không được gián tiếp nhận quà tặng dưới mọi hình thức của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có liên quan đến công việc do mình giải quyết hoặc thuộc phạm vi quản lý của mình trong mọi trường hợp. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 13: Trong trường hợp nào, người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý phụ trách được xem xét miễn hoặc giảm hình thức kỷ luật? A. Chủ động xin từ chức sau khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. B. Chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, trừ trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. C. Chủ động xin từ chức trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện, xử lý, kể cả trường hợp bị truy cứu trách nhiệm hình sự. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 14: Cơ quan, tổ chức, đơn vị phải công khai, minh bạch theo quy định của pháp luật những nội dung nào? A. Việc thực hiện chính sách, pháp luật có nội dung liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của cán bộ, công chức, viên chức; người lao động; cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang và công dân. B. Việc bố trí, quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công hoặc kinh phí huy động từ các nguồn hợp pháp khác. C. Công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn. D. Cả 3 câu trên đều đúng. Câu 15: Theo Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, trong thời hạn bao nhiêu ngày làm việc kể từ ngày ban hành Kết luận xác minh tài sản, thu nhập, người ra quyết định xác minh tài sản, thu nhập có trách nhiệm công khai Kết luận xác minh? A. 5 ngày. B. 7 ngày. C. 10 ngày. D. 15 ngày. Câu 16: Người thi hành công vụ gây thiệt hại thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của UBND cấp huyện thì cơ quan nào giải quyết bồi thường? A. Thủ trưởng cơ quan chuyên môn cấp huyện. B. UBND cấp huyện. C. Chủ tịch UBND cấp huyện. D. Tất cả các trường hợp trên. Câu 17: Công dân có quyền gì trong công tác phòng, chống tham nhũng? A. Công dân có quyền phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng và được bảo vệ, khen thưởng theo quy định của pháp luật. B. Công dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng và giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. C. Cả A và B đều đúng. D. Cả A và B đều sai. Câu 18: Khi nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải làm gì? A. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết. B. Đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày. C. Trường hợp cần thiết thì người được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo. D. Cả A, B, C đều đúng. Câu 19: Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không được bố trí người nào giữ chức vụ quản lý về tổ chức nhân sự, kế toán, làm thủ quỹ, thủ kho trong cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc giao dịch, mua bán hàng hóa, dịch vụ, ký kết hợp đồng cho cơ quan, tổ chức, đơn vị đó? A. Vợ hoặc chồng; bố vợ hoặc bố chồng; mẹ vợ hoặc mẹ chồng; con, anh, chị, em ruột của mình. B. Vợ hoặc chồng; bố, mẹ; anh, chị, em vợ hoặc anh, chị, em chồng. C. Vợ hoặc chồng, bố, mẹ, con, anh, chị, em ruột của mình. D. Vợ hoặc chồng, con ruột của mình. Câu 20: Luật Phòng chống tham nhũng năm 2018 có hiệu lực khi nào? A. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2019. B. Từ ngày 01 tháng 6 năm 2019. C. Từ ngày 01 tháng 7 năm 2019. D. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2020. Câu 21: Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017, trường hợp nào sau đây thuộc phạm vi trách nhiệm bồi thường của nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính? A. Áp dụng biện pháp buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng trái pháp luật. B. Áp dụng biện pháp buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh trái pháp luật. C. Áp dụng biện pháp buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường, văn hóa phẩm có nội dung độc hại trái pháp luật. D. Áp dụng biện pháp buộc đưa ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện trái pháp luật. Câu 22: Việc xử lý người có hành vi tham nhũng có chức vụ, vị trí công tác được quy định như thế nào? A. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừ người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. B. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác. C. Người có hành vi tham nhũng giữ bất kỳ chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừ người đã nghỉ hưu, thôi việc. D. Người có hành vi tham nhũng bất kỳ vị trí nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, trừ người đã nghỉ hưu. Câu 23: Thời hiệu yêu cầu bồi thường là bao lâu kể từ ngày người có quyền yêu cầu bồi thường quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 nhận được văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường? A. 01 năm. B. 02 năm. C. 03 năm. D. 05 năm. Câu 24: Theo quy định của Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước năm 2017, đối tượng nào sau đây được phục hồi danh dự? A. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật. B. Người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng dân sự, tố tụng hành chính. C. Người bị thiệt hại trong hoạt động thi hành án dân sự. D. Người bị thiệt hại trong hoạt động thi hành án hình sự. Câu 25: Hành vi nào sau đây không phải là hành vi tham nhũng? A. Tham ô tài sản. B. Nhận hối lộ; đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi. C. Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản. D. Không thực hiện kịp thời trách nhiệm giải trình. Câu 26: Việc phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được quy định như thế nào? A. Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật. B. Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo. C. Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo. Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân. D. Cả 03 câu trên đều đúng. Câu 27: Doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước có trách nhiệm gì trong phòng, chống tham nhũng? A. Triển khai công tác phòng ngừa tham nhũng trong doanh nghiệp, tổ chức mình. B. Kịp thời cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng của người có chức vụ, quyền hạn và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng. C. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; kịp thời phát hiện, phản ánh và phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ngăn chặn, xử lý tham nhũng xảy ra trong doanh nghiệp, tổ chức mình theo quy định của pháp luật và điều lệ, quy chế, quy định của doanh nghiệp, tổ chức. D. B và C đúng Câu 28: Người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại một số vị trí liên quan đến lĩnh vực nào dưới đây không phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác? A. Tổ chức cán bộ. B. Quản lý tài chính công, tài sản công, đầu tư công. C. Bộ phận truyền thông, đối ngoại. D. Trực tiếp tiếp xúc và giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác. Câu 29: Theo Luật Phòng Chống tham nhũng thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác là bao nhiêu năm? A. Từ đủ 02 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. B. Từ đủ 03 năm đến 05 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. C. Từ đủ 02 năm đến 03 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. D. Từ đủ 01 năm đến 03 năm theo đặc thù của từng ngành, lĩnh vực. Câu 30: Công dân có nghĩa vụ gì trong công tác phòng, chống tham nhũng? A. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. B. Công dân có nghĩa vụ hợp tác, giúp đỡ cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng. C. Công dân có nghĩa vụ kiến nghị với cơ quan nhà nước hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. D. Công dân có nghĩa vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng. |
*Lưu ý: Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024 chỉ mang tính chất tham khảo!
Thông qua đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024, người dự thi có thể kiểm tra mức độ hiểu biết và nắm bắt chính xác các nội dung liên quan đến phòng chống tham nhũng và trách nhiệm bồi thường của Nhà nước. Đây cũng là cơ hội để thí sinh củng cố lại những khái niệm, quy định pháp luật phức tạp một cách rõ ràng và dễ hiểu hơn. Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024 được thiết kế để hỗ trợ người thi ôn tập và tự đánh giá năng lực của mình một cách hiệu quả.
Việc nắm vững đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024 sẽ giúp người tham gia tự tin hơn trong quá trình hoàn thành bài thi.
Đáp án Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024? (Hình ảnh Internet)
Nội dung, hình thức và thời gian tổ chức cuộc thi ra sao?
Căn cứ tại Mục III Thể lệ ban hành kèm theo Quyết định 250/QĐ-BTC năm 2024 Tải về có nêu rõ nội dung, hình thức và thời gian tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024 như sau:
(1) Nội dung thi: Các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017.
(2) Hình thức thi: Thi trắc nghiệm trực tuyến. Cuộc thi được đăng tải trên Trang Thông tin điện tử Sở Tư pháp tỉnh Khánh Hòa (địa chỉ https://stp.khanhhoa.gov.vn) và Trang Thông tin điện tử Phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh Khánh Hòa (https://phapluatkhanhhoa.vn).
(3) Thời gian thi
- Hệ thống webiste Cuộc thi mở từ 09 giờ 00 ngày 15/11/2024 và kết thúc vào 09 giờ 00 ngày 05/12/2024. Thí sinh có thể tham gia thi vào bất cứ thời gian nào trong khung giờ này.
- Ban Tổ chức sẽ đóng phần mềm vào lúc 09 giờ 00 ngày 05/12/2024. Sau thời gian trên, các thí sinh không thể truy cập và tham gia dự thi.
Yêu cầu tổ chức cuộc thi như thế nào?
Căn cứ tại tiểu mục 2 Mục I Kế hoạch 2183/KH-HĐPH năm 2024 Tải về có nêu rõ yêu câu tổ chức Cuộc thi tìm hiểu Luật Phòng chống tham nhũng, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước tỉnh Khánh Hòa 2024 như sau:
- Nội dung thi thiết thực, phù hợp với đối tượng dự thi.
- Cuộc thi được truyền thông bằng nhiều hình thức khác nhau để thu hút sự chú ý, quan tâm và tham gia của đông đảo của cán bộ, công chức, viên chức, đoàn viên thanh niên, học sinh, sinh viên và Nhân dân trên địa bàn tỉnh.
- Việc tổ chức Cuộc thi phải bám sát nội dung, trình tự tại Kế hoạch này; đảm bảo kịp thời, đúng tiến độ; đồng thời phải tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức để đạt kết quả cao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi ký hợp đồng thầu phụ, nhà thầu chính có được giao lại toàn bộ công việc theo hợp đồng cho nhà thầu phụ thực hiện?
- Cá nhân cố ý đốt quán cà phê làm chết 11 người có bị truy cứu trách nhiệm hình sự? Làm chết 11 người chịu bao nhiêu năm tù?
- Trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất thể hiện những gì? Bản đồ hiện trạng sử dụng đất các vùng kinh tế - xã hội lập ở tỷ lệ nào?
- Mẫu bài văn biểu cảm về bạn thân lớp 7 hay ngắn gọn? Học sinh lớp 7 có quyền và nhiệm vụ gì?
- Nội dung chuyên đề sinh hoạt chi bộ năm 2025 ý nghĩa? Chủ đề sinh hoạt chuyên đề năm 2025 thế nào?