Danh sách quyên góp ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 cập nhật mới nhất gồm những đơn vị, cá nhân nào?
Danh sách quyên góp ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 cập nhật mới nhất gồm những đơn vị, cá nhân nào?
NÓNG: Danh sách sao kê tiền từ thiện của Vietinbank đến 12/9
>> Cách viết mẫu Thư ngỏ xin tài trợ kinh phí thuyết phục, chuyên nghiệp
Chung tay vì nhân dân vùng bão lũ đang là hoạt động được các tỉnh, thành phố trong cả nước tích cực thực hiện giúp sức, hỗ trợ đồng bào miền Bắc khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 (bão Yagi).
Ban Vận động cứu trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã và đang cập nhật số tiền đã chuyển về tài khoản ủng hộ khắc phục thiệt hại do bão số 3 (bão Yagi) gây ra.
Cụ thể, danh sách quyên góp ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 cập nhật mới nhất tính đến 17h00 ngày 11/9/2024 như sau:
Danh sách quyên góp ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 đang tiếp tục cập nhật!
>> Xem Danh sách quyên góp ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 qua tài khoản của Ban Cứu trợ Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ngân hàng Vietcombank tại đây
>> Tải Mẫu biên bản xác nhận khoản tài trợ khắc phục hậu quả thiên tai bão lũ
Xem thêm: Số tài khoản MTTQ Lào Cai
Xem thêm: Hộ đê là gì? Chủ lực hộ đê là ai?
Xem thêm: Fake sao kê bị xử lý như thế nào?
Xem thêm: Số tài khoản ủng hộ bão lũ của Trung ương tại Kho bạc, ngân hàng Vietcombank và Vietinbank
Xem thêm: Thống kê thiệt hại bão Yagi đến 07h00 ngày 12/9/2024: Số người chết, mất tích, số người bị thương?
Xem thêm: 10 điểm trông xe miễn phí cho người dân vùng lũ tại Hà Nội
Xem thêm: STK ban cứu trợ trung ương tiếp nhận ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão Yagi
Xem thêm: Hướng dẫn quyên góp ủng hộ đồng bào bị lũ lụt thiệt hại do bão Yagi
Xem thêm: Lời kêu gọi ủng hộ đồng bào lũ lụt các tỉnh thành?
Danh sách quyên góp ủng hộ đồng bào thiệt hại do bão số 3 cập nhật mới nhất gồm những đơn vị, cá nhân nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước hỗ trợ 100 tỷ đồng để khắc phục hậu quả sau bão số 3 cho những tỉnh nào?
Ngày 09 tháng 9 năm 2024, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định 943/QĐ-TTg năm 2024 về việc hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3, cụ thể:
- Hỗ trợ 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 05 địa phương để thực hiện khắc phục hậu quả, ổn định đời sống cho người dân sau cơn bão số 3 (gồm: Nam Định 20 tỷ đồng, Thái Bình 30 tỷ đồng, Hải Dương 20 tỷ đồng, Yên Bái 20 tỷ đồng, Hưng Yên 10 tỷ đồng).
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên có trách nhiệm phân bổ cụ thể và sử dụng số kinh phí được bổ sung nêu trên bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật khác có liên quan, đúng mục đích sử dụng, tiết kiệm, hiệu quả, không để thất thoát, lãng phí, tiêu cực; sử dụng nguồn ngân sách trung uơng hỗ trợ cùng với nguồn ngân sách địa phương và các nguồn vốn hợp pháp khác để kịp thời khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra.
- Các địa phương Quảng Ninh, Hải Phòng đã báo cáo về việc hiện nay tự cân đối nguồn lực của địa phương để khắc phục hậu quả cơn bão số 3; do đó, ngân sách trung ương sẽ xem xét, hỗ trợ khi các địa phương có đề xuất.
Như vậy, để hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại và ổn định đời sống cho người dân do cơn bão số 3, Chính phủ đã quyết định hỗ trợ 100 tỷ đồng (Một trăm tỷ đồng) từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương năm 2024 cho 5 tỉnh gồm: Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Yên Bái, Hưng Yên.
Việc tổ chức vận động, kêu gọi từ thiện dựa trên những nguyên tắc nào?
Tại Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện như sau:
- Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.
- Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.
- Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.
- Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
- Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định 93/2021/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình, thủ tục cấp Giấy chứng nhận cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử G2, G3, G4 trên mạng theo Nghị định 147 ra sao?
- Yêu cầu học vấn đối với hiệu trưởng trường trung cấp là gì? Hiệu trưởng trường trung cấp tư thục là công chức hay viên chức?
- Công trình xây dựng quy mô nhỏ chỉ cần lập báo cáo kinh tế kỹ thuật đầu tư xây dựng đúng không?
- Thời hiệu xử lý vi phạm hành chính khi giáo viên trường mầm non xúc phạm danh dự trẻ em được xác định như thế nào?
- Doanh nghiệp chế xuất có phải khu phi thuế quan không? Ưu đãi đối với doanh nghiệp chế xuất theo Nghị định 35?