Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định như thế nào? Kinh doanh online động vật rừng có bị cấm hay không?
- Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định như thế nào?
- Sơn dương có thuộc loại động vật rừng quý hiếm không? Và thuộc trong nhóm nào?
- Cheo có thuộc loại động vật rừng quý hiếm không? Và thuộc trong nhóm nào?
- Xử lý hành chính về hành vi săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp:
"Điều 4. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng."
Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm (Hình từ internet)
Tải trọn bộ các văn bản về kinh doanh online động vật rừng: Tải về
Sơn dương có thuộc loại động vật rừng quý hiếm không? Và thuộc trong nhóm nào?
Về Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm chị có thể tham khảo Phụ lục I Nghị định 84/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 06/2019/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm và thực thi Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.
Do đó, sơn dương là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục I Nghị định 84/2021/NĐ-CP, thuộc vào nhóm IB của nhóm I tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như ở trên có đề cập đến.
Cheo có thuộc loại động vật rừng quý hiếm không? Và thuộc trong nhóm nào?
Có thể thấy rằng cheo là động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định tại Phụ lục I Nghị định 84/2021/NĐ-CP, thuộc vào nhóm IIB của nhóm II tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như ở trên có đề cập đến.
Như thông tin chị cung cấp, chị dự định kinh doanh các mặt hàng heo rừng, nai khô, sơn dương, chồn, nai, cheo...thì trong các loài trên thì có sơn dương thuộc nhóm IB, cheo thuộc nhóm IIB (Theo Danh mục ban hành kèm Nghị định 84/2021/NĐ-CP).
Vì thế, nếu như chị kinh doanh 2 loại mặt hàng này thì sẽ bị xử lý thì căn cứ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý hành chính, cá nhân có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định hiện hành của pháp luật.
Xử lý hành chính về hành vi săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Đối với hành vi săn bắt động vật rừng còn tùy thuộc vào mức độ quý hiếm của loài động vật, số lượng ít hay nhiều, có giá trị lớn hay không để xác định được chính xác mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này, tại Điều 21 Nghị định 35/2019/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Nghị định 07/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp thì người vi phạm có thể bị xử phạt như sau:
"Hành vi săn, bắt, giết, nuôi, nhốt động vật rừng trái quy định của pháp luật, bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá dưới 5.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá dưới 3.000.000 đồng.
1a. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong các trường hợp sau:
a) Động vật rừng thông thường trị giá từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;
b) Động vật rừng thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB trị giá từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng.
..."
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì người nào có hành vi săn bắt trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì sẽ tùy theo từng mức độ sẽ có các mức xử phạt hành chính khác nhau.
Truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi săn bắt động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
Người nào thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đủ các dấu hiệu về hành vi và theo Điều 234 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 57 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:
"Điều 234. Tội vi phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 242 và Điều 244 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
b) Tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 150.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
c) Săn bắt, giết, nuôi, nhốt, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thu lợi bất chính hoặc trị giá dưới mức quy định tại điểm a, điểm b khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Sử dụng công cụ hoặc phương tiện săn bắt bị cấm;
đ) Săn bắt trong khu vực bị cấm hoặc vào thời gian bị cấm;
e) Vận chuyển, buôn bán qua biên giới;
g) Động vật, bộ phận cơ thể hoặc sản phẩm của động vật thuộc Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm Nhóm IIB hoặc Phụ lục II Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc của động vật hoang dã khác trị giá từ 700.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;
h) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Tái phạm nguy hiểm.
..."
Như vậy, đối chiếu với quy định nêu trên thì người nào có hành vi săn bắt trái phép động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm thì tùy theo từng mức độ sẽ có các mức hình phạt khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?