Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mới nhất? Danh mục được sửa đổi, bổ sung định kỳ bao lâu một lần?
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mới nhất?
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mới nhất tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
IB
TT | Tên Việt Nam | Tên khoa học |
LỚP BÒ SÁT | REPTILIA | |
BỘ CÁ SẤU | CROCODILIA | |
1 | Cá sấu nước lợ (Cá sấu hoa cà) | Crocodylus porosus |
2 | Cá sấu nước ngọt (Cá sấu xiêm) | Crocodylus siamensis |
BỘ CÓ VẢY | SQUAMATA | |
3 | Tắc kè đuôi vàng | Cnemaspis psychedelica |
4 | Thằn lằn cá sấu | Shinisaurus crocodilurus |
5 | Kỳ đà vân | Varanus nebulosus (Varanus bengalensis) |
6 | Rắn hổ chúa | Ophiophagus hannah |
BỘ RÙA | TESTUDINES | |
7 | Rùa ba-ta-gua miền nam | Batagur affinis |
8 | Rùa hộp trán vàng miền trung (Rùa hộp bua-rê) | Cuora bourreti |
9 | Rùa hộp ba vạch (Rùa vàng) | Cuora cyclornata (Cuora trifasciata) |
10 | Rùa hộp trán vàng miền bắc | Cuora galbinifrons |
11 | Rùa hộp trán vàng miền nam (Rùa hộp việt nam) | Cuora picturata |
12 | Rùa trung bộ | Mauremys annamensis |
13 | Rùa đầu to | Platysternon megacephalum |
14 | Giải | Pelochelys cantorii |
15 | Giải sin-hoe | Rafetus swinhoei |
LỚP CHIM | AVES | |
BỘ BÒ CÂU | COLUMBIFORMES | |
16 | Bồ câu ni-cô-ba | Caloenas nicobarica |
BỘ BỒ NÔNG | PELECANIFORMES | |
17 | Cò trắng trung quốc | Egretta eulophotes |
18 | Vạc hoa | Gorsachius magnificus |
19 | Bồ nông chân xám | Peiecanus philippensis |
20 | Cò thìa | Platalea minor |
21 | Quắm cánh xanh | Pseudibis davisoni |
22 | Quắm lớn (Cò quắm lớn) | Thaumatibis gigantea |
BỘ CẮT | FALCONIFORMES | |
23 | Cắt lớn | Falco peregrinus |
BỘ RẼ | CHARADRIIFORMES | |
24 | Rẽ mỏ thìa | Calidris pygmaea |
25 | Choắt lớn mỏ vàng | Tringa guttifer |
BỘ CHIM ĐIÊN | SULIFORMES | |
26 | Cổ rắn | Anhinga melanogaster |
BỘ GÀ | GALLIFORMES | |
27 | Gà so cổ hung | Arborophila davidi |
28 | Gà lôi lam mào trắng | Lophura edwardsi |
29 | Gà lôi trắng | Lophura nycthemera |
30 | Công | Pavo muticus |
31 | Gà tiền mặt vàng | Polyplectron bicalcaratum |
32 | Gà tiền mặt đỏ | Polyplectron germaini |
33 | Trĩ sao | Rheinardia ocellata |
34 | Gà lôi tía | Tragopan temminckii |
BỘ HẠC | CICONIFORMES | |
35 | Hạc cổ trắng | Ciconia episcopus |
36 | Già đẫy nhỏ | Leptoptilos javanicus |
37 | Cò lạo xám | Mycteria cinerea |
BỘ HỒNG HOÀNG | BUCEROTIFORMES | |
38 | Niệc cổ hung | Aceros nipalensis |
39 | Niệc nâu | Anorrhinus austeni |
40 | Niệc mỏ vằn | Rhyticeros undulatus |
41 | Hồng hoàng | Buceros bicornis |
BỘ NGỖNG | ANSERIFORMES | |
42 | Ngan cánh trắng | Asarcornis scutulata |
BỘ Ô TÁC | OTIDIFORMES | |
43 | Ô tác | Houbaropsis bengalensis |
BỘ SẺ | PASSERIFORMES | |
44 | Khướu konkakinh | Ianthocincla konkakinhensis |
45 | Mi núi bà | Laniellus langbianis |
46 | Khướu ngọc linh | Trochalopteron ngoclinhense |
47 | Khướu đầu đen má xám | Trochalopteron yersini |
BỘ SẾU | GRUIFORMES | |
48 | Sếu đầu đỏ (Sếu cổ trụi) | Grus antigone |
BỘ ƯNG | ACCIPITRIFORMES | |
49 | Đại bàng đầu nâu | Aquila heliaca |
50 | Kền kền ben gan | Gyps bengalensis |
51 | Kền kền ấn độ | Gyps indicus |
52 | Ó tai | Sarcogyps calvus |
LỚP THÚ | MAMMALIA | |
BỘ CÁNH DA | DERMOPTERA | |
53 | Chồn bay (Cầy bay) | Galeopterus variegatus |
BỘ CÓ VÒI | PROBOSCIDEA | |
54 | Voi châu á | Elephas maximus |
BỘ LINH TRƯỞNG | PRIMATES | |
55 | Vượn má vàng trung bộ | Nomascus annamensis |
56 | Vượn đen tuyền tây bắc | Nomascus concolor |
57 | Vượn đen má hung | Nomascus gabriellae |
58 | Vượn đen má trắng | Nomascus leucogenys |
59 | Vượn đen tuyền đông bắc (Vượn cao vít) | Nomascus nasutus |
60 | Vượn đen siki | Nomascus siki |
61 | Cu li lớn | Nycticebus bengalensis |
62 | Cu li nhỏ | Nycticebus pygmaeus |
63 | Chà vá chân xám | Pygathrix cinerea |
64 | Chà vá chân nâu | Pygathrix nemaeus |
65 | Chà vá chân đen | Pygathrix nigripes |
66 | Voọc mũi hếch | Rhinopithecus avunculus |
67 | Voọc xám | Trachypithecus crepusculus |
68 | Voọc mông trắng | Trachypithecus delacouri |
69 | Voọc đen má trắng | Trachypithecus francoisi |
70 | Voọc bạc đông dương | Trachypithecus germaini |
71 | Voọc đen hà tĩnh (Voọc gáy trắng) | Trachypithecus hatinhensis |
72 | Voọc bạc trường sơn | Trachypithecus margarita |
73 | Voọc cát bà (Voọc đen đầu vàng) | Trachypithecus poliocephalus |
BỘ MÓNG GUỐC CHẴN | ARTIODACTYLA | |
74 | Hươu vàng | Axis porcinus |
75 | Bò tót | Bos gaurus |
76 | Bò rừng | Bos javanicus |
77 | Sơn dương | Capricornis milneedwardsii (Capricornis sumatraensis) |
78 | Hươu xạ | Moschus berezovskii |
79 | Mang trường sơn | Muntiacus truongsonensis |
80 | Mang lớn | Muntiacus vuquangensis |
81 | Sao la | Pseudoryx nghetinhensis |
82 | Nai cà tong | Rucervus eldii |
BỘ MÓNG GUỐC LẺ | PERISSODACTYLA | |
83 | Tê giác một sừng | Rhinoceros sondaicus |
BỘ TÊ TÊ | PHOLIDOTA | |
84 | Tê tê java | Manis javanica |
85 | Tê tê vàng | Manis pentadactyla |
BỘ THỎ RỪNG | LAGOMORPHA | |
86 | Thỏ vằn | Nesolagus timminsi |
BỘ THÚ ĂN THỊT | CARNIVORA | |
87 | Chó rừng | Canis aureus |
88 | Sói đỏ (Chó sói lửa) | Cuon alpinus |
89 | Cáo lửa | Vulpes vulpes |
90 | Gấu chó | Helarctos malayanus |
91 | Gấu ngựa | Ursus thibetanus |
92 | Rái cá vuốt bé | Aonyx cinereus |
93 | Rái cá thường | Lutra lutra |
94 | Rái cá lông mũi | Lutra sumatrana |
95 | Rái cá lông mượt | Lutrogale perspicillata |
96 | Cầy mực | Arctictis binturong |
97 | Cầy văn bắc (Cầy vằn) | Chrotogaie owstoni |
98 | Cầy gấm | Prionodon pardicolor |
99 | Cầy giông đốm lớn | Viverra megaspila |
100 | Báo lửa (Beo lửa) | Catopuma temminckii |
101 | Báo gấm | Neofelis nebulosa |
102 | Báo hoa mai | Panthera pardus |
103 | Hổ đông dương | Pcmthera tigris corbetti |
104 | Mèo gấm | Pardofelis marmorata |
105 | Mèo cá | Prionailurus viverrinus |
>> Xem chi tiết Phụ lục I Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm tại đây Tải về
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IB mới nhất? Danh mục được sửa đổi, bổ sung định kỳ bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được sửa đổi, bổ sung định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
1. Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được ban hành kèm theo Nghị định này, gồm:
a) Nhóm I: Các loài thực vật rừng, động vật rừng đang bị đe dọa tuyệt chủng nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục I CITES phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IA: các loài thực vật rừng.
Nhóm IB: các loài động vật rừng.
b) Nhóm II: Các loài thực vật rừng, động vật rừng chưa bị đe dọa tuyệt chủng nhưng có nguy cơ bị đe dọa nếu không được quản lý chặt chẽ, hạn chế khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại và các loài thuộc Phụ lục II CITES có phân bố tự nhiên tại Việt Nam.
Nhóm IIA: Các loài thực vật rừng.
Nhóm IIB: Các loài động vật rừng.
2. Sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Định kỳ 05 năm một lần, hoặc trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều này hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Như vậy, theo quy định thì định kỳ 05 năm một lần Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung Danh mục thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm.
Ngoài ra, Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm cũng được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có thay đổi về các loài quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 06/2019/NĐ-CP hoặc Danh mục các loài thuộc Phụ lục I và II CITES thay đổi liên quan tới các loài thực vật rừng, động vật rừng phân bố tự nhiên ở Việt Nam.
Hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định thế nào?
Hoạt động điều tra, đánh giá hiện trạng thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được quy định cụ thể tại Điều 6 Nghị định 06/2019/NĐ-CP như sau:
- Các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm được điều tra, đánh giá tình trạng cùng với hoạt động điều tra rừng theo quy định của Quy chế quản lý rừng.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức điều tra, đánh giá thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên phạm vi cả nước, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức điều tra, đánh giá trên diện tích rừng trong phạm vi của tỉnh.
- Nhà nước khuyến khích chủ rừng thực hiện việc điều tra, đánh giá hiện trạng và diễn biến thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trong phạm vi diện tích được nhà nước giao, cho thuê.
Xem thêm: Danh mục động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nhóm IIB
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?
- Mức phạt nồng độ cồn 2025 đối với ô tô? Trừ điểm GPLX đối với ô tô khi vi phạm nồng độ cồn 2025 thế nào?
- Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13150-3:2024 tái chế nông sử dụng nhựa đường bọt và xi măng ra sao?