Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngành dịch vụ? Ngành dịch vụ vận tải gồm những dịch vụ nào?
Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngành dịch vụ?
Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngành dịch vụ, thì theo quy định tại Điều 1 Quyết định 28/2011/QĐ-TTg như sau:
Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam gồm 12 nhóm ngành dịch vụ, mã hóa bằng bốn chữ số như sau:
- Dịch vụ vận tải (mã 2050);
- Dịch vụ du lịch (mã 2360);
- Dịch vụ bưu chính và viễn thông (mã 2450);
- Dịch vụ xây dựng (mã 2490);
- Dịch vụ bảo hiểm (mã 2530);
- Dịch vụ tài chính (mã 2600);
- Dịch vụ máy tính và thông tin (mã 2620);
- Phí mua, bán quyền sử dụng giấy phép, thương hiệu, bản quyền (mã 2660);
- Dịch vụ kinh doanh khác (mã 2680);
- Dịch vụ cá nhân, văn hóa và giải trí (mã 2870);
- Dịch vụ Chính phủ, chưa được phân loại ở nơi khác (mã 2910);
- Dịch vụ Logistic (mã 9000).
Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam có bao nhiêu nhóm ngành dịch vụ? (Hình từ Internet)
Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam gồm bao nhiêu cấp?
Danh mục Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm bao nhiêu cấp, thì theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 01/2021/QĐ-TTg như sau:
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung của Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam
Ban hành kèm theo Quyết định này Danh mục và Nội dung danh mục Dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam.
1. Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam gồm 5 cấp (Phụ lục I):
- Ngành cấp 1 gồm 12 dịch vụ được mã hóa bằng 2 chữ số từ 01 đến 12;
- Ngành cấp 2 gồm 45 dịch vụ được mã hóa bằng 4 chữ số theo dịch vụ cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 95 dịch vụ được mã hóa bàng 5 chữ số theo dịch vụ cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 136 dịch vụ được mà hóa bằng 6 chữ số theo dịch vụ cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 168 dịch vụ được mã hóa bằng 7 chữ số theo dịch vụ cấp 4 tương ứng.
2. Nội dung Danh mục dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam giải thích rõ những dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu gồm khái niệm, nhận dạng các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu dịch vụ, dịch vụ thuộc phạm vi, không thuộc phạm vi thống kê dịch vụ xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục II).
Như vậy, theo quy định trên thì danh mục Dịch vụ xuất khẩu nhập khẩu Việt Nam gồm 05 cấp:
- Ngành cấp 1 gồm 12 dịch vụ được mã hóa bằng 2 chữ số từ 01 đến 12;
- Ngành cấp 2 gồm 45 dịch vụ được mã hóa bằng 4 chữ số theo dịch vụ cấp 1 tương ứng;
- Ngành cấp 3 gồm 95 dịch vụ được mã hóa bàng 5 chữ số theo dịch vụ cấp 2 tương ứng;
- Ngành cấp 4 gồm 136 dịch vụ được mà hóa bằng 6 chữ số theo dịch vụ cấp 3 tương ứng;
- Ngành cấp 5 gồm 168 dịch vụ được mã hóa bằng 7 chữ số theo dịch vụ cấp 4 tương ứng.
Ngành dịch vụ vận tải thuộc Danh mục Dịch vụ xuất nhập khẩu Việt Nam gồm những dịch vụ nào?
Ngành dịch vụ vận tải gồm 51 dịch vụ được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định 01/2021/QĐ-TTg như sau:
- Dịch vụ vận tải biển;
- Dịch vụ vận tải hành khách bằng đường biển;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường biển;
- Dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ liên quan đến vận tải biển;
- Dịch vụ đại lý tàu biển và môi giới hàng hải;
- Dịch vụ đại lý vận tải đường biển;
- Dịch vụ kiểm đếm hàng hóa;
- Dịch vụ hoa tiêu và lai dắt tàu biển;
- Dịch vụ vệ sinh tàu biển;
- Dịch vụ vệ sinh tàu biển;
- Dịch vụ cứu hộ và trục vớt tàu biển;
- Dịch vụ hỗ trợ vận tải biển khác;
- Dịch vụ vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường hàng không;
- Dịch vụ kỹ thuật thương mại hàng không;
- Dịch vụ bảo đảm hoạt động bay;
- Dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ khác liên quan đến vận tải hàng không;
- Dịch vụ vận tải đa phương thức;
- Dịch vụ vận tải hành khách đa phương thức;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đa phương thức;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải đa phương thức;
- Dịch vụ bưu chính và chuyển phát;
- Dịch vụ vận tải vũ trụ;
- Dịch vụ vận tải đường sắt;
- Dịch vụ vận tải hành khách bàng đường sắt;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường sắt;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải đường sắt;
- Dịch vụ kéo đẩy xe toa, đầu máy;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải đường sắt khác;
- Dịch vụ vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải hành khách bằng đường bộ;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa bằng đường bộ;
- Dịch vụ vận tải hàng quá cảnh;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa khác;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải đường bộ;
- Dịch vụ vận tải đường thủy nội địa;
- Dịch vụ vận tải hành khách đường thủy nội địa;
- Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải đường thủy nội địa;
- Dịch vụ kéo đẩy tàu thuyền;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan khác đến vận tải đường thủy nội địa;
- Dịch vụ vận tải đường ống;
- Dịch vụ truyền tải diện;
- Dịch vụ hỗ trợ và liên quan đến vận tải chưa phân vào đâu;
- Dịch vụ bốc xếp hàng hóa;
- Dịch vụ kho bãi;
- Dịch vụ lưu kho và phân phối hàng hóa;
- Dịch vụ hỗ trợ vận tải tổng hợp;
- Dịch vụ hỗ trợ và dịch vụ liên quan đến vận tải khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Được chuyển mục đích sử dụng đất rừng sản xuất thành đất thổ cư không? Hạn mức giao đất rừng sản xuất là bao nhiêu?
- Hồ sơ đăng ký giao dịch ngoại hối liên quan đến đầu tư ra nước ngoài trong hoạt động dầu khí theo Nghị định 132?
- Chở người không có nhiệm vụ trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm về cháy nổ bị xử phạt bao nhiêu?
- Hóa đơn giá trị gia tăng dành cho các đối tượng nào? Không lập hóa đơn giá trị gia tăng khi bán hàng có phải là hành vi trốn thuế?
- Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp Ngoại giao Việt Nam là gì? Tiêu chuẩn xét tặng đối với cá nhân công tác trong ngành Ngoại giao là gì?