Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Tôi có thắc mắc: Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay được quy định thế nào? Cách phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào? - câu hỏi của anh N. (Bình Phước).

Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Những bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự quy định tại Mục III Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

STT

Tên bệnh

MÃ BỆNH ICD10

1

Tâm thần

F20 đến F29

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính)

C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47

9

Người nhiễm HIV

B20 đến B24; Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


Trước đây, Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay được quy định theo Mục III Phụ lục 1 Phân loại sức khỏe theo thể lực và bệnh tật ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

STT

Tên bệnh

MÃ BỆNH ICD10

1

Tâm thần:

- Tâm thần phân liệt

- Rối loạn loại phân liệt

- Rối loạn hoang tưởng dai dẳng

- Rối loạn loạn thần cấp và nhất thời

- Rối loạn hoang tưởng cảm ứng

- Rối loạn phân liệt cảm xúc

- Rối loạn loạn thần không thực tổn khác

- Loạn thần không thực tổn không biệt định

(F20- F29)

2

Động kinh

G40

3

Bệnh Parkinson

G20

4

Mù một mắt

H54.4

5

Điếc

H90

6

Di chứng do lao xương, khớp

B90.2

7

Di chứng do phong

B92

8

Các bệnh lý ác tính

- Nhóm bệnh u ác tính

- Nhóm bệnh u tân sinh tại chỗ

- Bệnh đa hồng cầu

- Hội chứng loạn sản tuỷ xương

- U tân sinh khác không chắc chắn hoặc không biết sinh chất của mô ulympho, mô tạo huyết và mô liên quan

C00 đến C97; D00 đến D09; D45-D47

9

Người nhiễm HIV

- Nhiễm trùng và ký sinh trùng trên người nhiễm HIV

- U ác tính trên người nhiễm HIV

- Bệnh HIV dẫn đến các bệnh xác định khác

- Bệnh HIV dẫn đến bệnh lý khác

- Bệnh do HIV không xác định

B20 đến B24, Z21

10

Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng


Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự

Danh mục bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự mới nhất hiện nay được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Cách phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện như thế nào?

Cách phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo Điều 4 Thông tư 105/2023/TT-BQP (Có hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

Phương pháp phân loại sức khỏe
1. Phương pháp cho điểm
Mỗi chỉ tiêu, sau khi khám được cho điểm chẵn từ 1 - 6 vào cột “Điểm”, cụ thể:
a) Điểm 1: Chỉ tình trạng sức khỏe rất tốt;
b) Điểm 2: Chỉ tình trạng sức khỏe tốt;
c) Điểm 3: Chỉ tình trạng sức khỏe khá;
d) Điểm 4: Chỉ tình trạng sức khỏe trung bình;
đ) Điểm 5: Chỉ tình trạng sức khỏe kém;
e) Điểm 6: Chỉ tình trạng sức khỏe rất kém.
2. Phương pháp phân loại sức khỏe
Căn cứ số điểm cho các chỉ tiêu khi khám để phân loại sức khỏe, cụ thể như sau:
a) Loại 1: Tất cả các chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Trước đây, cách phân loại sức khỏe nghĩa vụ quân sự được thực hiện theo quy định tại Điều 9 Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP (Hết hiệu lực từ 01/01/2024) như sau:

Phân loại sức khỏe thực hiện nghĩa vụ quân sự
1. Căn cứ phân loại sức khỏe
Theo tiêu chuẩn sức khỏe tại Bảng số 1, Bảng số 2 và Bảng số 3 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
4. Cách phân loại sức khỏe
Căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:
a) Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;
b) Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;
c) Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;
d) Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;
đ) Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;
e) Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.
5. Một số điểm cần chú ý
a) Trường hợp đang mắc bệnh cấp tính, bệnh có thể thuyên giảm hay tăng lên sau một thời gian hoặc sau điều trị, thì điểm đó phải kèm theo chữ “T” bên cạnh (nghĩa là “tạm thời”). Người khám phải ghi tóm tắt bằng tiếng Việt tên bệnh bên cạnh (có thể ghi bằng danh từ quốc tế giữa hai ngoặc đơn). Khi kết luận, nếu chữ “T” ở chỉ tiêu có điểm lớn nhất, phải viết chữ “T” vào phần phân loại sức khỏe;
b) Trường hợp nghi ngờ chưa thể cho điểm ngay được, Hội đồng khám sức khỏe có thể gửi công dân tới khám tại một bệnh viện để kết luận chính xác hơn;
c) Trường hợp chưa kết luận được thì gửi công dân đó đến bệnh viện chuyên khoa gần nhất để khám và kết luận chẩn đoán. Thời gian tối đa từ 7 - 10 ngày phải có kết luận và chỉ thực hiện trong trường hợp cần thiết;
d) Những trường hợp phiếu sức khỏe có ghi chữ “T”, Hội đồng khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự có trách nhiệm hướng dẫn công dân đến các cơ sở y tế để điều trị.

Như vậy, căn cứ vào số điểm chấm cho 8 chỉ tiêu ghi trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự để phân loại, cụ thể như sau:

- Loại 1: 8 chỉ tiêu đều đạt điểm 1;

- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 2;

- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 3;

- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 4;

- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 5;

- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu bị điểm 6.

Công dân thuộc một trong các trường hợp nào thì không được đăng ký nghĩa vụ quân sự?

Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự theo quy định tại khoản 1 Điều 13 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:

Đối tượng không được đăng ký nghĩa vụ quân sự
1. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:
a) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;
b) Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Như vậy, công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây không được đăng ký nghĩa vụ quân sự:

- Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành hình phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế hoặc đã chấp hành xong hình phạt tù nhưng chưa được xóa án tích;

- Đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) hoặc đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;

- Bị tước quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Khi hết thời hạn áp dụng các biện pháp quy định tại khoản 1 Điều này, công dân được đăng ký nghĩa vụ quân sự.

Nghĩa vụ quân sự Tải trọn bộ các văn bản quy định về nghĩa vụ quân sự hiện hành
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đi nghĩa vụ quân sự có được nghỉ phép về thăm nhà hay không? Sau khi đi nghĩa vụ quân sự về có được ưu tiên thi vào các đợt tuyển sinh vào quân đội hay không?
Pháp luật
Binh sĩ sẽ được ra quân trước thời hạn trong trường hợp nào? Mẫu đơn xin ra quân trước thời hạn?
Pháp luật
Có được tạm hoãn gọi nhập ngũ khi có anh trai ruột đang là chiến sĩ thực hiện nghĩa vụ tham gia Công an nhân dân hay không?
Pháp luật
Người chuyển giới có phải đi nghĩa vụ quân sự hay không? Người chuyển giới không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ sẽ bị phạt thế nào?
Pháp luật
Có tạm hoãn nghĩa vụ quân sự đối với thanh niên xung phong làm nhiệm vụ ở vùng kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn không?
Pháp luật
Cận thị bao nhiêu độ sẽ không phải đi nghĩa vụ quân sự? Ai có thẩm quyền quyết định tạm hoãn nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Mấy tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự? Nếu có lệnh gọi đi nghĩa vụ quân sự nhưng không đi có bị gì không?
Pháp luật
Bị sâu răng có được đi nghĩa vụ quân sự không? Cách phân loại các cấp độ sâu răng khi đi khám nghĩa vụ quân sự?
Pháp luật
Xăm bít cánh tay không giúp trốn nghĩa vụ quân sự? Trốn khám nghĩa vụ quân sự có thể bị phạt đến 12 triệu đồng có đúng không?
Pháp luật
Người mắc bệnh khớp có được thực hiện nghĩa vụ quân sự không? Khi đi khám nghĩa vụ quân sự, có cần mang theo giấy tờ liên quan đến tình trạng bệnh của mình?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghĩa vụ quân sự
523 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghĩa vụ quân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào