Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn là gì? Trình tự đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thực hiện như thế nào?
Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn là gì?
Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT như sau:
Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn (sau đây gọi tắt là đánh giá khoáng sản) là hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo loại khoáng sản, nhóm khoáng sản trên các cấu trúc địa chất có tiền đề, dấu hiệu thuận lợi, nhằm làm rõ hiện trạng tài nguyên, phát hiện mới về khoáng sản trên mặt và dưới sâu làm căn cứ cho quản lý khoáng sản.
2. Đới khoáng hóa là một phần của cấu trúc địa chất, trong đó các thân khoáng sản hoặc các biểu hiện liên quan đến khoáng hóa như đới biến đổi nhiệt dịch; đới tập trung khe nứt, đới dập vỡ có biểu hiện khoáng sản.
3. Điểm khoáng sản (điểm quặng) là phát hiện khoáng sản trong quá trình điều tra có chất lượng phù hợp với yêu cầu khai thác ở thời điểm hiện tại, nhưng chưa rõ quy mô.
4. Biểu hiện khoáng sản là tập hợp tự nhiên các khoáng chất có ích trong lòng đất, đáp ứng yêu cầu tối thiểu về chất lượng, nhưng chưa rõ về quy mô và khả năng khai thác, sử dụng, hoặc có tài nguyên nhỏ chưa có yêu cầu khai thác trong điều kiện công nghệ và kinh tế hiện tại.
5. Thân khoáng sản (thân quặng) là tích tụ khoáng sản phân bố trong một yếu tố cấu trúc hoặc tập hợp các yếu tố cấu trúc địa chất nhất định, có kích thước, chất lượng khoáng sản đáp ứng yêu cầu khai thác và chế biến ở thời điểm hiện tại hoặc trong tương lai gần.
6. Mỏ khoáng sản (mỏ quặng) là tập hợp tự nhiên các thân khoáng sản đã được đánh giá, thăm dò; có tài nguyên, trữ lượng, chất lượng, điều kiện khai thác và chế biến đáp ứng yêu cầu tối thiểu về hiệu quả kinh tế hiện tại và trong tương lai gần.
7. Điều tra hiện trạng một khu mỏ là làm rõ hiện trạng trữ lượng, tài nguyên chắc chắn, tin cậy; tài nguyên dự tính và đánh giá khả năng phát triển mỏ.
Như vậy, theo quy định trên thì đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn là hoạt động điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo loại khoáng sản, nhóm khoáng sản trên các cấu trúc địa chất có tiền đề, dấu hiệu thuận lợi, nhằm làm rõ hiện trạng tài nguyên, phát hiện mới về khoáng sản trên mặt và dưới sâu làm căn cứ cho quản lý khoáng sản.
Đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn là gì? (Hình từ Internet)
Trình tự đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thực hiện như thế nào?
Trình tự đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT như sau:
Nguyên tắc, trình tự đánh giá khoáng sản
1. Phải tuần tự từ sơ bộ đến chi tiết, từ bề mặt đến dưới sâu.
2. Thiết kế và thực hiện các phương pháp phải tuân thủ các quy định kỹ thuật hiện hành và tính tuần tự.
3. Đánh giá toàn bộ các loại khoáng sản, bao gồm khoáng sản chính và khoáng sản đi kèm.
4. Đánh giá khoáng sản thực hiện theo trình tự sau: (1) Xây dựng đề án (Lập đề án); (2) Triển khai thi công đề án (Thi công đề án); (3) Lập báo cáo tổng kết.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thực hiện như sau:
- Xây dựng đề án (Lập đề án);
-Triển khai thi công đề án (Thi công đề án);
- Lập báo cáo tổng kết.
Tài liệu bản vẽ trong đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thể hiện theo hình thức nào?
Tài liệu bản vẽ trong đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn được thể hiện theo hình thức được quy định tại điểm a khoản 2 Điều 8 Thông tư 42/2016/TT-BTNMT như sau:
Sản phẩm của đề án đánh giá khoáng sản
1. Sản phẩm chính gồm: Thuyết minh Đề án, các bản vẽ, phụ lục kèm theo và tài liệu nguyên thủy. Các tài liệu phải thành lập trong báo cáo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 03/2011/TT-BTNMT ngày 29 tháng 01 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Quy định nội dung lập bản đồ địa chất khoáng sản chi tiết và thiết kế, bố trí các dạng công việc đánh giá khoáng sản. Tài liệu nguyên thủy thành lập theo quy định hiện hành.
2. Hình thức tài liệu đánh giá khoáng sản
a) Các dạng tài liệu bản vẽ, phụ lục và bản lời trong đánh giá khoáng sản phải được thể hiện dưới dạng giấy và/hoặc dạng số, đúng quy cách theo các quy định hiện hành.
b) Hệ thống ký hiệu địa chất khoáng sản sử dụng theo quy định tại Thông tư số 23/2012/TT-BTNMT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành “Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1:50.000 phần đất liền”.
Như vậy, theo quy định trên thì tài liệu bản vẽ trong đánh giá tiềm năng tài nguyên khoáng sản rắn phải được thể hiện dưới dạng giấy và/hoặc dạng số, đúng quy cách theo các quy định hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi Nhà nước thu hồi đất, chủ sở hữu cây trồng được tự thu hồi cây trồng, vật nuôi trước khi bàn giao lại đất cho Nhà nước không?
- Nguyên tắc đặt tên giao dịch quốc tế của trường cao đẳng sư phạm? Trường CĐSP phải công khai giải trình thể hiện ở những hoạt động nào?
- 23 nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự? Tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án có bao gồm tranh chấp đất đai?
- Người tham gia đấu giá tài sản có quyền khiếu nại đối với quyết định của Hội đồng đấu giá tài sản khi nào?
- Khi đấu giá theo phương thức đặt giá xuống mà chỉ có một người đăng ký tham gia đấu giá thì cuộc đấu giá thực hiện như nào?