Đánh giá rừng theo chu kỳ gồm các nhiệm vụ gì? Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức đánh giá rừng theo chu kỳ?
Đánh giá rừng theo chu kỳ gồm các nhiệm vụ gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
1. Nhiệm vụ điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
Theo mục tiêu và yêu cầu quản lý, các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
a) Điều tra diện tích rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Thông tư này;
b) Điều tra trữ lượng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 của Thông tư này; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ theo quy định tại các khoản 1 Điều 15 của Thông tư này; điều tra trữ lượng các-bon theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Thông tư này;
c) Điều tra cấu trúc rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của Thông tư này;
d) Điều tra tăng trưởng rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 13 của Thông tư này;
đ) Điều tra tái sinh rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Thông tư này;
e) Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
g) Điều tra lập địa theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 16 Thông tư này;
h) Điều tra đang dạng hệ sinh thái theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Thông tư này;
i) Điều tra đa dạng thực vật rừng theo quy định tại khoản 1 Điều 19 của Thông tư này;
k) Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống theo quy định tại khoản 1 Điều 20 của Thông tư này;
l) Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng theo quy định tại khoản khoản 1 Điều 21 của Thông tư này.
Theo đó các nhiệm vụ điều tra rừng theo chu kỳ được xác định cụ thể như sau:
- Điều tra diện tích rừng;
- Điều tra trữ lượng rừng; điều tra trữ lượng lâm sản ngoài gỗ; điều tra trữ lượng các bon rừng, bao gồm: các-bon trong sinh khối sống theo quy định tại điểm a khoản này; các-bon trong gỗ chết, các-bon trong thảm mục; các-bon trong đất,
- Điều tra cấu trúc rừng;
- Điều tra tăng trưởng rừng;
- Điều tra tái sinh rừng;
- Điều tra cấu trúc cây bụi, thảm tươi;
- Điều tra lập địa về đất rừng;
- Điều tra đang dạng hệ sinh thái;
- Điều tra đa dạng thực vật rừng;
- Điều tra đa dạng động vật rừng có xương sống;
- Điều tra côn trùng rừng và sâu bệnh hại rừng.
Đánh giá rừng theo chu kỳ (Hình từ Internet)
Việc điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ được thực hiện theo quy trình thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT có quy định việc điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ được thực hiện theo quy trình sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị, bao gồm:
Xây dựng đề cương và lập kế hoạch điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ; xây dựng và ban hành các biện pháp kỹ thuật thực hiện; chuẩn bị vật liệu và trang thiết bị cần thiết; thu thập dữ liệu điều tra, đánh giá rừng chu kỳ trước; thiết kế hệ thống chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên bản đồ; giải đoán ảnh vệ tinh xây dựng bản đồ hiện trạng rừng;
Bước 2: Điều tra thực địa, bao gồm:
Thiết lập chùm ô và ô định vị sinh thái rừng trên thực địa; thu thập số liệu, mẫu vật trên chùm ô và ô định vị; điều tra bổ sung xây dựng bản đồ trạng thái rừng xây dựng bản đồ hiện trạng rừng; kiểm tra, giám sát và nghiệm thu chất lượng điều tra thực địa;
Bước 3: Xử lý, tính toán nội nghiệp, bao gồm:
Biên tập, hoàn thiện bản đồ hiện trạng rừng; lựa chọn phần mềm, phương pháp thống kế toán học và xử lý, tính toán diện tích rừng, các chỉ tiêu chất lượng rừng, lập địa, đa dạng sinh học; phân tích, tổng hợp, viết các báo cáo kết quả điều tra rừng theo chu kỳ; kiểm tra, nghiệm thu chất lượng thành quả điều tra rừng theo chu kỳ;
Bước 4: Thiết lập và cập nhật hệ thống cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ.
Cơ quan nào có trách nhiệm tổ chức đánh giá rừng theo chu kỳ?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 23 Thông tư 33/2018/TT-BNNPTNT quy định như sau:
Nhiệm vụ, quy trình và tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ
...
3. Tổ chức điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ:
a) Tổng cục Lâm nghiệp trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt chủ trương đầu tư, đề cương và dự toán kinh phí thực hiện điều tra, đánh giá rừng theo chu kỳ trên phạm vi cả nước;
b) Cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ thực hiện các nội dung kỹ thuật theo phương pháp được quy định tại Điều 24 của Thông tư này;
c) Tổng cục Lâm nghiệp giám sát quá trình thực hiện, nghiệm thu kết quả thực hiện hằng năm; hoàn thiện hồ sơ trình Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt sau khi kết thúc chu kỳ điều tra;
d) Chu kỳ điều tra và việc công bố kết quả điều tra theo quy định tại khoản 2 Điều 33 của Luật Lâm nghiệp.
Theo đó dẫn chiếu tới khoản 2 Điều 33 Luật Lâm nghiệp 2017 có quy định:
Điều tra rừng
...
2. Tổ chức điều tra rừng được quy định như sau:
a) Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc 05 năm một lần và theo chuyên đề; chỉ đạo việc thực hiện điều tra rừng cấp tỉnh;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thực hiện điều tra rừng tại địa phương và công bố kết quả.
Căn cứ theo quy định trên thì Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan tổ chức thực hiện và công bố kết quả điều tra rừng toàn quốc theo chu kỳ 05 năm một lần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu tất niên xóm, tổ dân phố hay và ý nghĩa 2025? Bài phát biểu tất niên xóm ngắn gọn?
- Lỗi không cài quai mũ bảo hiểm phạt bao nhiêu đối với người điều khiển xe máy? Bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Mẫu Phiếu khám thai là mẫu nào? Nguyên tắc trong khám chữa bệnh được quy định như thế nào? 21 hành vi bị nghiêm cấm trong khám chữa bệnh?
- Điều kiện kinh nghiệm nghề nghiệp để được cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I, II, III là gì?
- Toàn văn Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024? Pháp lệnh Chi phí tố tụng 2024 áp dụng từ khi nào?