Đánh giá khí hậu quốc gia theo các nội dung gì? Lấy thông tin từ đâu để phục vụ cho việc đánh giá khí hậu quốc gia?
Đánh giá khí hậu quốc gia có thuộc nội dung giám sát biến đổi khí hậu không?
Căn cứ theo Điều 33 Luật Khí tượng thủy văn 2015 có quy định như sau:
Nội dung giám sát biến đổi khí hậu
1. Xây dựng, quản lý, khai thác trạm giám sát biến đổi khí hậu và cơ sở dữ liệu về giám sát biến đổi khí hậu.
2. Thu thập thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn quan trắc tại mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia, mạng lưới trạm khí tượng thủy văn chuyên dùng và các thông tin, dữ liệu có liên quan.
3. Xây dựng bộ chuẩn khí hậu quốc gia.
4. Phân tích, đánh giá, theo dõi những biểu hiện của biến đổi khí hậu.
5. Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến thiên tai, tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống, hoạt động kinh tế - xã hội và các vấn đề liên ngành, liên vùng, liên lĩnh vực; đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế - xã hội.
6. Đánh giá khí hậu quốc gia.
7. Xây dựng kịch bản biến đổi khí hậu.
8. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết khoản 5 và khoản 6 Điều này.
Theo đó đánh giá khí hậu quốc gia là một trong những nội dung giám sát biến đổi khí hậu.
Đánh giá khí hậu quốc gia (Hình từ Internet)
Đánh giá khí hậu quốc gia theo các nội dung gì?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Khí tượng thủy văn 2015 và hướng dẫn tại Điều 7 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT quy định nội dung của đánh giá khí hậu quốc gia như sau:
(1) Đánh giá hiện trạng khí hậu Việt Nam đến năm cuối của kỳ đánh giá, cụ thể gồm:
- Đặc điểm của khí hậu Việt Nam đến thời điểm đánh giá;
- Diễn biến của nhiệt độ, lượng mưa, bão, áp thấp nhiệt đới, mưa lớn, nước biển dâng, xâm nhập mặn và các hiện tượng khí hậu cực đoan như lũ, lũ quét, nắng nóng, hạn hán, rét đậm, rét hại, mưa đá, sương muối;
(2) Đánh giá dao động khí hậu và biến đổi của khí hậu Việt Nam so với lịch sử, kỳ đánh giá trước đó và so với bộ chuẩn khí hậu quốc gia và quốc tế, gồm:
- Đánh giá mức độ dao động của các yếu tố khí hậu, cực trị khí hậu, các hiện tượng khí hậu cực đoan;
- Đánh giá mức độ biến đổi của các yếu tố khí hậu và các cực trị khí hậu;
- Những điểm khác biệt so với trung bình khí hậu toàn cầu và báo cáo đánh giá kỳ trước;
(3) Đánh giá tác động của khí hậu và biến đổi khí hậu đến tài nguyên, môi trường, hệ sinh thái, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội Theo Điều 5 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT (Đã bị bãi bỏ bởi khoản 2 Điều 20 Thông tư 01/2022/TT-BTNMT)
(4) Đánh giá kết quả của hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu theo quy định tại Điều 6 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT, cụ thể:
Đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu
1. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch thuộc danh mục thực hiện đánh giá môi trường chiến lược, trong quá trình xây dựng phải đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Đánh giá các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu:
a) Thực trạng các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá các ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
b) Hiệu quả của các giải pháp thích ứng với biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch.
3. Đánh giá các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu:
a) Thực trạng các giải pháp giảm nhẹ giảm nhẹ biến đổi khí hậu trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, gồm việc phân tích đánh giá ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân và giải pháp khắc phục;
b) Hiệu quả của các giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu tới các hoạt động kinh tế - xã hội của ngành, địa phương trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và khả năng nhân rộng.
...
(5) Đánh giá mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu, việc sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu trong hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu, gồm:
- Mức độ phù hợp của kịch bản biến đổi khí hậu so với diễn biến thực tế của khí hậu trong kỳ đánh giá;
- Mức độ sử dụng kịch bản biến đổi khí hậu đối với hoạt động thích ứng và giảm nhẹ với biến đổi khí hậu trong kỳ đánh giá.
Lấy thông tin từ đâu để phục vụ cho việc đánh giá khí hậu quốc gia?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 08/2016/TT-BTNMT có quy định như sau:
Thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá
Thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá tác động của biến đổi khí hậu, đánh giá các giải pháp thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu và đánh giá khí hậu quốc gia bao gồm:
1. Kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố gần nhất tại thời điểm đánh giá.
2. Niên giám thống kê.
3. Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
4. Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu quốc gia.
5. Thông tin, dữ liệu liên quan của các Bộ, ngành và địa phương.
Theo đó thì thông tin, dữ liệu phục vụ đánh giá khí hậu quốc gia bao gồm:
(1) Kịch bản biến đổi khí hậu do Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố gần nhất tại thời điểm đánh giá.
(2) Niên giám thống kê.
(3) Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
(4) Thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu quốc gia.
(5) Thông tin, dữ liệu liên quan của các Bộ, ngành và địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cá nhân buôn bán hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 3.000.000 đồng thì sẽ bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Gói thầu cung cấp dịch vụ tư vấn dưới 50 triệu đồng có phải ký hợp đồng? Nhà thầu cung cấp dịch vụ tư vấn được xét duyệt trúng thầu khi nào?
- Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối với hệ thống nào? Thông tin nào được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự có thời hạn bao lâu? Trường hợp nào được ủy quyền đứng tên trong Giấy chứng nhận?
- Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?