Đang ở trên biển nếu xảy ra tình trạng thiếu nguồn thực phẩm thì thuyền trưởng tàu biển sẽ giải quyết ra sao?
Thực phẩm và nước uống trên tàu biển được quy định thế nào?
Theo Điều 67 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định thực phẩm và nước uống trên tàu biển như sau:
- Chủ tàu có trách nhiệm cung cấp miễn phí thực phẩm và nước uống bảo đảm về số lượng, giá trị dinh dưỡng, chất lượng, đa dạng về chủng loại và bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho thuyền viên trên tàu biển; phù hợp về tôn giáo, tín ngưỡng và văn hóa của thuyền viên.
- Thuyền trưởng hoặc người được thuyền trưởng chỉ định phải thường xuyên thực hiện kiểm tra và lập hồ sơ về các nội dung sau đây:
+ Việc cung cấp thực phẩm và nước uống;
+ Kho, két và thiết bị được sử dụng để bảo quản, dự trữ thực phẩm và nước uống;
+ Nhà bếp và thiết bị khác để chuẩn bị và phục vụ bữa ăn.
- Chủ tàu có trách nhiệm bố trí bếp trưởng và cấp dưỡng phục vụ thuyền viên trên tàu biển. Trường hợp trên tàu bố trí dưới mười thuyền viên thì không bắt buộc có bếp trưởng nhưng phải bố trí cấp dưỡng.
Trong khi hành trình trên biển mà xảy ra thiếu lương thực thì giải quyết như thế nào?
Khoản 8 Điều 54 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định trong khi đang hành trình mà trên tàu biển không còn lương thực, thực phẩm dự trữ thì thuyền trưởng có quyền quyết định sử dụng một phần hàng hóa là lương thực, thực phẩm vận chuyển trên tàu; nếu thật cần thiết thì có quyền sử dụng lương thực, thực phẩm của những người đang ở trên tàu. Việc sử dụng này phải được lập biên bản. Chủ tàu phải thanh toán số lương thực, thực phẩm đã sử dụng.
Nấu ăn trên tàu biển
Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trên tàu biển
Theo Điều 2 Thông tư 40/2017/TT-BYT quy định về vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm tươi sống như sau:
(1) Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010, như sau:
- Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
- Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
+ Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
+ Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
+ Quy định về bảo quản thực phẩm.
(2) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm truy xuất được nguồn gốc sản phẩm và được chứng nhận bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định; phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc với đặc tính của sản phẩm.
(3) Chỉ những sản phẩm không bị dập nát, ôi thiu, hư hỏng mới được sử dụng làm thực phẩm.
(4) Thực phẩm tươi sống có nguồn gốc từ động vật phải có chứng nhận vệ sinh thú y của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về thú y.
Đối với thực phẩm đã qua chế biến quy định tại Điều 3 Thông tư 40/2017/TT-BYT như sau:
(1) Tuân thủ các điều kiện chung về bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 10 Luật An toàn thực phẩm 2010.
(2) Còn hạn sử dụng, bao gói không bị thủng rách, sản phẩm không bị dập nát, ẩm mốc, hư hỏng.
(3) Ngoài các điều kiện quy định tại Khoản 1, Khoản 2 của Điều này, thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn:
- Phải có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm;
- Có đủ các thông tin trên nhãn sản phẩm theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa;
- Phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.
Bên cạnh đó, Điều 4 Thông tư 40/2017/TT-BYT quy định vệ sinh, an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm như sau:
(1) Có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật an toàn thực phẩm.
(2) Có đủ các thông tin trên nhãn sản phẩm theo quy định tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
(3) Phải được bảo quản phù hợp với hướng dẫn của nhà sản xuất ghi trên nhãn sản phẩm.
(4) Còn hạn sử dụng, trong danh mục cho phép, đúng liều lượng, đúng đối tượng thực phẩm; bao gói không bị thủng rách, sản phẩm không bị ẩm, mốc, hư hỏng.
Điều 5 Thông tư 40/2017/TT-BYT quy định vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm chín, thức ăn ngay như sau:
(1) Phải được che đậy hợp vệ sinh, chống được ruồi, nhặng, bụi bẩn, mưa, nắng và côn trùng, động vật gây hại.
(2) Phải có biện pháp gia nhiệt bảo đảm an toàn trước khi ăn uống đối với thực phẩm chín, thức ăn ngay khi để quá 4 giờ từ khi chế biến xong.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có bao nhiêu loại mã OTP theo Thông tư 50/2024? Đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking phải công bố những thông tin gì?
- Công văn 316-CV/ĐĐTLĐ sắp xếp tổ chức bộ máy liên đoàn lao động tỉnh, thành phố ra sao? Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam là ngày nào?
- Mẫu 2b Bản kiểm điểm đảng viên dành cho cán bộ khi nào nộp? Xếp loại đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25 gồm bao nhiêu mức?
- Tổng hợp Luật và văn bản hướng dẫn về Đấu thầu qua mạng mới nhất? Lộ trình đấu thầu qua mạng như thế nào?
- Mẫu tờ khai đề nghị xác nhận nơi thường xuyên đậu đỗ; sử dụng phương tiện vào mục đích để ở theo Nghị định 154/2024 thế nào?