Đang nuôi dưỡng người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được trợ cấp hàng tháng thì có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng không?
- Bị bệnh tâm thần phân liệt có được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
- Đang nuôi dưỡng người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được trợ cấp hàng tháng thì có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng không?
- Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng cho hộ gia đình có người khuyết tật hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thế nào?
Bị bệnh tâm thần phân liệt có được hưởng trợ cấp hàng tháng không?
Tâm thần phân liệt là một loại bệnh tâm thần thuộc dạng khuyết tật về thần kinh, tâm thần theo quy định về các dạng tật của người khuyết tật, cụ thể quy định tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 28/2012/NĐ-CP:
Dạng tật
...
4. Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.
...
Cũng theo định nghĩa về người khuyết tật theo Luật Người khuyết tật 2010 thì người khuyết tật là người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn.
Cho nên người bị bệnh tâm thần phân liệt được xác định là người khuyết tật.
Theo khoản 6 Điều 5 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định về đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng (những đối tượng được trợ cấp xã hội hằng tháng), trong đó có đối tượng:
Đối tượng bảo trợ xã hội hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng
...
5. Người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Người cao tuổi thuộc diện hộ nghèo, không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
b) Người cao tuổi từ đủ 75 tuổi đến 80 tuổi thuộc diện hộ nghèo, hộ cận nghèo không thuộc diện quy định ở điểm a khoản này đang sống tại địa bàn các xã, thôn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đặc biệt khó khăn;
...
6. Người khuyết tật nặng, người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật.
...
Từ các quy định trên thì người bị bệnh tâm thần phân liệt nếu được xác định là người khuyết tật nặng, đặc biệt nặng theo quy định pháp luật về người khuyết tật thì sẽ được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng.
Đang nuôi dưỡng người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được trợ cấp hàng tháng thì có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng không? (Hình từ Internet)
Đang nuôi dưỡng người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được trợ cấp hàng tháng thì có được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng không?
Tại khoản 2 Điều 20 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định:
Chế độ đối với hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng
...
2. Hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định này nhân với hệ số tương ứng theo quy định sau đây:
a) Mức hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai hoặc nuôi một con dưới 36 tháng tuổi;
- Hệ số 2,0 đối với người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang mang thai và nuôi một con dưới 36 tháng tuổi hoặc nuôi hai con dưới 36 tháng tuổi trở lên;
Trường hợp người khuyết tật thuộc diện hưởng các hệ số khác nhau quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một hệ số cao nhất;
Trường hợp cả vợ và chồng là người khuyết tật thuộc diện hưởng hỗ trợ kinh phí chăm sóc hàng tháng quy định tại điểm này thì chỉ được hưởng một suất hỗ trợ kinh phí chăm sóc.
b) Trường hợp người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng đang hưởng trợ cấp xã hội quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này nhưng mang thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc quy định tại điểm a khoản 2 Điều này.
c) Hộ gia đình đang trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng được hưởng kinh phí hỗ trợ chăm sóc hệ số một (1,0).
d) Hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc nuôi dưỡng người khuyết tật đặc biệt nặng được hỗ trợ kinh phí chăm sóc với hệ số được quy định như sau:
- Hệ số 1,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một người khuyết tật đặc biệt nặng;
- Hệ số 2,5 đối với trường hợp nhận chăm sóc, nuôi dưỡng mỗi một trẻ em khuyết tật đặc biệt nặng.
...
Theo như đã phân tích ở trên thì người mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được trợ cấp hằng tháng thuộc đối tượng trợ cấp theo quy định tại khoản 6 Điều 5 Nghị định này.
Như quy định trên thì hộ gia đình, cá nhân chăm sóc, nuôi dưỡng người khuyết tật được hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng thấp nhất cho mỗi đối tượng bằng mức chuẩn trợ giúp xã hội nhân với hệ số tương ứng.
Cho nên, những gia đình, cá nhân đang nhận chăm sóc, nuôi dưỡng người thân mắc bệnh tâm thần phân liệt nặng được nhận trợ cấp xã hội hằng tháng thì sẽ được hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng theo quy định này.
Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng cho hộ gia đình có người khuyết tật hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng thế nào?
Tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 20/2021/NĐ-CP có quy định về hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng:
Hồ sơ thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng
...
2. Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hàng tháng bao gồm:
a) Tờ khai hộ gia đình có người khuyết tật đặc biệt nặng theo Mẫu số 2a ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tờ khai nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng bảo trợ xã hội theo Mẫu số 2b ban hành kèm theo Nghị định này;
c) Tờ khai của đối tượng được nhận chăm sóc, nuôi dưỡng trong trường hợp đối tượng không hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, đối với những hộ gia đình có người khuyết tật hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng muốn đề nghị hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng thì cần chuẩn bị hồ sơ như trên.
Thủ tục thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 20/2021/NĐ-CP:
Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc hằng tháng
1. Thủ tục thực hiện, điều chỉnh, thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ kinh phí chăm sóc, nuôi dưỡng hằng tháng theo quy định sau đây:
a) Đối tượng, người giám hộ của đối tượng hoặc tổ chức, cá nhân có liên quan làm hồ sơ theo quy định tại Điều 7 Nghị định này gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú (sau đây gọi chung là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi cư trú. Khi nộp hồ sơ cần xuất trình các giấy tờ sau để cán bộ tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các thông tin kê khai trong tờ khai:
- Sổ hộ khẩu của đối tượng hoặc văn bản xác nhận của công an xã, phường, thị trấn; Chứng minh thư nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân;
- Giấy khai sinh của trẻ em đối với trường hợp xét trợ cấp xã hội đối với trẻ em, người đơn thân nghèo đang nuôi con, người khuyết tật đang nuôi con;
- Giấy tờ xác nhận bị nhiễm HIV của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp bị nhiễm HIV;
- Giấy tờ xác nhận đang mang thai của cơ quan y tế có thẩm quyền đối với trường hợp người khuyết tật đang mang thai;
- Giấy xác nhận khuyết tật đối với trường hợp người khuyết tật.
...
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức, cá nhân liên quan đến phương tiện vận tải xuất cảnh trong việc phòng chống buôn lậu có nghĩa vụ gì?
- Có được áp dụng hình thức kỷ luật tước danh hiệu Công an nhân dân đối với cán bộ sử dụng chất gây nghiện trái phép không?
- Việc xử lý bưu gửi không có người nhận được thực hiện như thế nào? Tổ chức xử lý không đúng quy định đối với bưu gửi bị xử phạt bao nhiêu?
- Loại hình giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ là gì? VSDC thực hiện thanh toán giao dịch theo phương thức nào?
- 05 căn cứ tạm đình chỉ công tác đối với cán bộ trong trường hợp cần thiết? Chế độ chính sách của cán bộ bị tạm đình chỉ công tác được thực hiện thế nào?