Đang nuôi con nhỏ có được hoãn thi hành án tử hình không? Ai có quyền ra quyết định thi hành án tử hình?
Ai có quyền ra quyết định thi hành án tử hình?
Thi hành án tử hình là việc cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của Luật Thi hành án hình sự 2019 tước bỏ tính mạng của người bị kết án tử hình.
Căn cứ tại Điều 77 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm ra quyết định thi hành án tử hình. Quyết định phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; bản án, quyết định được thi hành; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của người bị kết án.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định thi hành án tử hình, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các cơ quan sau đây:
- Viện kiểm sát, cơ quan thi hành án hình sự cùng cấp;
- Trại tạm giam nơi người chấp hành án đang bị giam giữ;
- Sở Tư pháp nơi Tòa án đã ra quyết định thi hành án có trụ sở.
Như vậy, theo quy định trên, Chánh án Tòa án đã xét xử sơ thẩm sẽ có quyền ra quyết định thi hành án tử hình.
Đang nuôi con nhỏ có được hoàn thi hành án tử hành không? (Hình từ Internet)
Đang nuôi con nhỏ có được hoãn thời gian thi hành án tử hình không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 81 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hoãn thi hành án tử hình như sau:
Hoãn thi hành án tử hình
1. Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người bị kết án tử hình thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự;
b) Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
c) Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Theo quy định trên, những trường hợp Hội đồng thi hành án tử hình quyết định hoãn thi hành án tử hình như sau:
- Người bị kết án tử hình trong trường hợp:
+ Phụ nữ có thai hoặc phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi;
+ Người đủ 75 tuổi trở lên;
+ Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
- Có lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan;
- Ngay trước khi thi hành án người bị kết án tử hình khai báo những tình tiết mới về tội phạm.
Như vậy, người đang nuôi con nhỏ có thể được hoãn thi hành án tử hình với điều kiện con dưới 36 tháng tuổi.
Hồ sơ thi hành án tử hình bao gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại Điều 80 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định về hồ sơ thi hành án tử hình bao gồm:
- Bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật; bản án phúc thẩm trong trường hợp bản án sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm;
- Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
- Quyết định không kháng nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và quyết định không kháng nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Bản sao Quyết định của Chủ tịch nước bác đơn xin ân giảm hình phạt tử hình (nếu có);
- Quyết định thi hành án tử hình;
- Quyết định thành lập Hội đồng thi hành án tử hình;
- Biên bản họp Hội đồng thi hành án tử hình;
- Kế hoạch thi hành án tử hình;
- Danh bản, chỉ bản, biên bản kiểm tra căn cước người bị thi hành án tử hình;
- Biên bản kiểm tra, xác minh người bị thi hành án tử hình không thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015;
- Tài liệu có liên quan đến việc hoãn thi hành án tử hình trong trường hợp hoãn thi hành án tử hình;
- Biên bản giám định pháp y tử thi người đã bị thi hành án tử hình;
- 01 ảnh của người đã bị thi hành án tử hình;
- Biên bản thi hành án tử hình;
- Báo cáo kết quả thi hành án tử hình;
- Tài liệu khác có liên quan.
Lưu ý: Hồ sơ thi hành án tử hình do cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu lập, quản lý và được lưu giữ, bảo quản theo chế độ hồ sơ do Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.
Việt Nam đang áp dụng những hình thức tử hình nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 82 Luật Thi hành án hình sự 2019 quy định:
Thi hành án tử hình được thực hiện bằng tiêm thuốc độc. Quy trình thực hiện việc tiêm thuốc độc do Chính phủ quy định.
Như vậy, hiện nay Việt Nam chỉ áp dụng một hình thức thi hành án tử hình duy nhất bằng tiêm thuốc độc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tố tụng dân sự là gì? Quy định về năng lực pháp luật tố tụng dân sự và năng lực hành vi tố tụng dân sự của đương sự?
- Mẫu tờ trình đề nghị cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục mới nhất? Tải về ở đâu?
- Hội viên Hội công chứng viên phải báo cáo với ai về hoạt động của tổ chức hành nghề công chứng do mình đứng đầu?
- Có xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai đối với người nước ngoài không? Có mấy hình thức xử phạt hành chính trong lĩnh vực đất đai?
- Thuế suất thuế GTGT hoạt động xây dựng từ 1/7/2025 là bao nhiêu? Thuế VAT tháng 7 2025 là bao nhiêu?