Đăng ký ứng dụng di động cần thủ tục gì để hoạt động hợp pháp? Ai được đăng ký hoạt động ứng dụng di động?

Bên mình đang tiến hành hoạt động là chạy một apps. Ứng dụng xem phim trên thiết bị di động. Cho mình hỏi mình cần thực hiện các thủ tục gì liên quan? Các bước về thủ tục hoạt động hợp pháp của 1 app như vậy?.

Ứng dụng được hiểu như thế nào trong quy định pháp luật?

Hiện nay, việc sử dụng các thiết bị điện tử thông minh đang rất phổ biến, đặc biệt giới trẻ ưa chuộng. Vậy ứng dụng được hiểu như thế nào?

Tại Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BCT giải thích một số từ ngữ như sau:

1. Ứng dụng di động là ứng dụng cài đặt trên thiết bị di động có nối mạng cho phép người dùng truy cập vào cơ sở dữ liệu của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để mua bán hàng hóa, cung ứng hoặc sử dụng dịch vụ, bao gồm ứng dụng bán hàng và ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử.
3. Ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là ứng dụng thương mại điện tử trên thiết bị di động do thương nhân, tổ chức thiết lập để cung cấp môi trường cho các thương nhân, tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động thương mại, bao gồm ứng dụng sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng đấu giá trực tuyến và ứng dụng khuyến mại trực tuyến.

Có thể thấy, hiện nay hàng trăm ứng dụng di động giải trí trên các thiết bị điện tử miễn phí tải xuống nhưng không phải ai cũng biết về nguyên lí hoạt động của một ứng dụng di động là gì.

ứng dụng di động

Ai được đăng ký hoạt động ứng dụng di động?

Ai được đăng ký hoạt động ứng dụng di động?

Theo quy định tại Điều 2 Thông tư 59/2015/TT-BCT sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2022/TT-BCT quy định về đối tượng áp dụng như sau:

"Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Thông tư này áp dụng đối với thương nhân, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động thương mại điện tử trên lãnh thổ Việt Nam thông qua các ứng dụng di động, bao gồm:
a) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng bán hàng;
b) Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
c) Thương nhân, tổ chức, cá nhân sử dụng ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để bán hàng hóa, dịch vụ;
d) Tổ chức, cá nhân thực hiện việc phản ánh trực tuyến trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
2. Thương nhân, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 1 Điều này là thương nhân, tổ chức, cá nhân Việt Nam; cá nhân nước ngoài cư trú tại Việt Nam; thương nhân, tổ chức nước ngoài có hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam.”

Như vậy, chỉ có thương nhân, tổ chức tham gia hoạt động thương mại điện tử sở hữu ứng dụng thì được phép đăng ký.

Đăng ký ứng dụng di động cần thủ tục gì để hoạt động hợp pháp?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về nguyên tắc thông báo, đăng ký ứng dụng di động như sau:

1. Thương nhân, tổ chức sở hữu ứng dụng di động có cả chức năng bán hàng và chức năng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử chỉ thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định số 52/2013/NĐ-CP và quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.
2. Với một ứng dụng di động, thương nhân, tổ chức, cá nhân chỉ thực hiện thủ tục thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau.

Như vậy, để đăng ký ứng dụng cần thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương, với một ứng dụng thông báo hoặc đăng ký một lần cho các phiên bản ứng dụng khác nhau. Sau khi thông báo Bộ công thương sẽ công bố danh sách như sau:

Tại Điều 20 Thông tư 59/2015/TT-BCT quy định về công bố danh sách các ứng dụng di động đã thực hiện thủ tục thông báo và đăng ký

1. Ngay sau khi ứng dụng di động hoàn thành thủ tục thông báo hoặc đăng ký theo các quy định tại Thông tư này và nhận được xác nhận của Bộ Công Thương, thông tin về ứng dụng sẽ được đưa vào danh sách ứng dụng đã thông báo hoặc đăng ký để công bố công khai trên Cổng thông tin Quản lý hoạt động thương mại điện tử.
2. Thông tin công bố bao gồm:
a) Tên ứng dụng và loại hình ứng dụng theo thông báo hoặc đăng ký với Bộ Công Thương;
b) Địa chỉ lưu trữ ứng dụng hoặc địa chỉ để tải ứng dụng;
c) Tên và thông tin liên hệ của thương nhân, tổ chức, cá nhân sở hữu ứng dụng;
d) Số đăng ký kinh doanh của thương nhân, số quyết định thành lập của tổ chức hoặc mã số thuế cá nhân của cá nhân sở hữu ứng dụng.
3. Khi một ứng dụng di động bị chấm dứt hoặc bị hủy bỏ đăng ký, thông tin về ứng dụng sẽ bị rút khỏi danh sách quy định tại khoản 1 Điều này và chuyển sang chế độ ứng dụng đã chấm dứt đăng ký hoặc chuyển vào danh sách ứng dụng vi phạm quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 21 Thông tư này.

Như vậy, để hoạt động hợp pháp, trường hợp của bạn chỉ cần thực hiện thủ tục đăng ký với Bộ Công Thương theo quy định tại Mục 2 Chương IV Nghị định 52/2013/NĐ-CP và quy định tại Mục 2 Chương II Thông tư này.

Ứng dụng di động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đăng ký ứng dụng di động cần thủ tục gì để hoạt động hợp pháp? Ai được đăng ký hoạt động ứng dụng di động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ứng dụng di động
Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
10,132 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ứng dụng di động

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Ứng dụng di động

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào