Đăng ký tổ hợp tác là gì? Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác được quy định thế nào?
Đăng ký tổ hợp tác là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 92/2024/NĐ-CP thì đăng ký tổ hợp tác là việc đăng ký nội dung đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế của tổ hợp tác, đăng ký thay đổi nội dung đăng ký tổ hợp tác, các nghĩa vụ đăng ký, thông báo khác và các nghiệp vụ có liên quan theo quy định của Nghị định 92/2024/NĐ-CP.
Đăng ký tổ hợp tác là gì? Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác được quy định thế nào?
Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác được quy định tại Điều 4 Nghị định 92/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác, đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Người đại diện tổ hợp tác, người được ủy quyền đăng ký thành lập hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự kê khai hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ và các báo cáo.
2. Trường hợp hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải bảo đảm và chịu trách nhiệm thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình quy định tại Điều lệ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
3. Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã xảy ra trước và sau khi đăng ký.
4. Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với tổ chức, cá nhân khác.
5. Tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
6. Người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã là người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị thực hiện các thủ tục đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trực thuộc hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Trường hợp địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trực thuộc chi nhánh thì người ký văn bản đề nghị thực hiện các thủ tục đối với địa điểm kinh doanh là người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã hoặc người đứng đầu chi nhánh.
Như vậy, nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký tổ hợp tác được quy định như sau:
- Người đại diện tổ hợp tác hoặc tổ hợp tác tự kê khai hồ sơ đăng ký tổ hợp tác và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ và các báo cáo.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký tổ hợp tác, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của tổ hợp tác xảy ra trước và sau khi đăng ký.
- Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên của tổ hợp tác với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa tổ hợp tá với tổ chức, cá nhân khác.
- Tổ hợp tác không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký tổ hợp tác.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư có trách nhiệm gì trong việc quản lý nhà nước về đăng ký tổ hợp tác?
Trách nhiệm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong quản lý nhà nước về đăng ký tổ hợp tác được quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 92/2024/NĐ-CP như sau:
- Trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về đăng ký tổ hợp tác; hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về công tác đăng ký tổ hợp tác;
- Phối hợp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ cho cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện; hướng dẫn cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện việc số hóa hồ sơ, chuẩn hóa, chuyển đổi dữ liệu, cập nhật, bổ sung thông tin đăng ký tổ hợp tác tại địa phương vào Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã;
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện thực hiện nghiệp vụ đăng ký tổ hợp tác;
- Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký tổ hợp tác, tình trạng pháp lý và các thông tin khác của tổ hợp tác lưu trữ tại Cơ sở dữ liệu về đăng ký hợp tác xã cho các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có liên quan khác theo quy định của pháp luật;
- Tổ chức xây dựng, quản lý, phát triển Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã thuộc Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; hỗ trợ cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện, tổ hợp tác và cá nhân, tổ chức khác trong việc sử dụng Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã;
- Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trong việc liên thông thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký thuế đối với tổ hợp tác, kết nối giữa Hệ thống thông tin về đăng ký hợp tác xã và Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đăng ký tổ hợp tác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ai được gặp phạm nhân? Tải về mẫu đơn xin gặp mặt phạm nhân mới nhất hiện nay? Trách nhiệm của người gặp?
- Giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp bắt buộc trước khi khởi kiện đúng không?
- Kế toán chi tiết là gì? Sổ kế toán có bao gồm sổ kế toán chi tiết theo quy định pháp luật về kế toán?
- Hướng dẫn viết báo cáo giám sát đảng viên của chi bộ? Có bao nhiêu hình thức giám sát của Đảng?
- Máy móc, thiết bị thuê, mượn để gia công trong hợp đồng gia công cho nước ngoài tại Việt Nam được xử lý bằng hình thức nào?