Đăng ký thuế là gì? Đăng ký thuế có phải là nội dung quản lý thuế? Đăng ký thuế là trách nhiệm của người nộp thuế?
Đăng ký thuế là gì? Đăng ký thuế có phải là nội dung quản lý thuế không?
Hiện tại không có quy định nào chỉ rõ khái niệm đăng ký thuế là gì, tuy nhiên, có thể hiểu đăng ký thuế là việc người nộp thuế kê khai thông tin và nộp tờ khai cho cơ quan thuế để bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước theo quy định của pháp luật về thuế.
Đăng ký thuế theo quy định tại khoản 4 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm:
(1) Đăng ký thuế lần đầu;
(2) Thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế;
(3) Thông báo khi tạm ngừng hoạt động, kinh doanh;
(4) Chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
(5) Khôi phục mã số thuế.
Theo đó, việc quản lý thuế được quy định tại Điều 4 Luật Quản lý thuế 2019 bao gồm các nội dung sau đây:
- Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế.
- Hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế.
- Khoanh tiền thuế nợ; xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt; miễn tiền chậm nộp, tiền phạt; không tính tiền chậm nộp; gia hạn nộp thuế; nộp dần tiền thuế nợ.
- Quản lý thông tin người nộp thuế.
- Quản lý hóa đơn, chứng từ.
- Kiểm tra thuế, thanh tra thuế và thực hiện biện pháp phòng, chống, ngăn chặn vi phạm pháp luật về thuế.
- Cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
- Xử phạt vi phạm hành chính về quản lý thuế.
- Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
- Hợp tác quốc tế về thuế.
- Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế.
Như vậy, đăng ký thuế là một trong các nội dung quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
Đăng ký thuế là gì? Đăng ký thuế có phải là nội dung quản lý thuế? Đăng ký thuế là trách nhiệm của người nộp thuế? (Hình từ Internet)
Đăng ký thuế có phải là trách nhiệm của người nộp thuế không?
Trách nhiệm của người nộp thuế được quy định tại Điều 17 Luật Quản lý thuế 2019, bao gồm:
(1) Thực hiện đăng ký thuế, sử dụng mã số thuế theo quy định của pháp luật.
(2) Khai thuế chính xác, trung thực, đầy đủ và nộp hồ sơ thuế đúng thời hạn; chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực, đầy đủ của hồ sơ thuế.
(3) Nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm.
(4) Chấp hành chế độ kế toán, thống kê và quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
(5) Ghi chép chính xác, trung thực, đầy đủ những hoạt động phát sinh nghĩa vụ thuế, khấu trừ thuế và giao dịch phải kê khai thông tin về thuế.
(6) Lập và giao hóa đơn, chứng từ cho người mua theo đúng số lượng, chủng loại, giá trị thực thanh toán khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật.
(7) Cung cấp chính xác, đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, bao gồm cả thông tin về giá trị đầu tư; số hiệu và nội dung giao dịch của tài khoản được mở tại ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác; giải thích việc tính thuế, khai thuế, nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.
(8) Chấp hành quyết định, thông báo, yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật.
(9) Chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật trong trường hợp người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền thay mặt người nộp thuế thực hiện thủ tục về thuế sai quy định.
(10) Người nộp thuế thực hiện hoạt động kinh doanh tại địa bàn có cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin phải thực hiện kê khai, nộp thuế, giao dịch với cơ quan quản lý thuế thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật.
(11) Căn cứ tình hình thực tế và điều kiện trang bị công nghệ thông tin, Chính phủ quy định chi tiết việc người nộp thuế không phải nộp các chứng từ trong hồ sơ khai, nộp thuế, hồ sơ hoàn thuế và các hồ sơ thuế khác mà cơ quan quản lý nhà nước đã có.
(12) Xây dựng, quản lý, vận hành hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo đảm việc thực hiện giao dịch điện tử với cơ quan quản lý thuế, áp dụng kết nối thông tin liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế với cơ quan quản lý thuế.
(13) Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết có nghĩa vụ lập, lưu trữ, kê khai, cung cấp hồ sơ thông tin về người nộp thuế và các bên liên kết của người nộp thuế bao gồm cả thông tin về các bên liên kết cư trú tại các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam theo quy định của Chính phủ.
Như vậy, người nộp thuế có trách nhiệm thực hiện đăng ký thuế theo quy định của pháp luật.
Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì nộp hồ sơ đăng ký thuế tại đâu?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật Quản lý thuế 2019 có quy định địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế như sau:
(1) Tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đó có trụ sở;
(2) Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp tổ chức, cá nhân đó;
(3) Hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh nộp hồ sơ đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc nơi phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy chuẩn QCVN 01-1:2024/BYT chất lượng nước sạch sinh hoạt? Tiêu chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01 2024 thế nào?
- Vượt đèn đỏ xe máy phạt bao nhiêu 2025? Xe máy vượt đèn đỏ bị trừ mấy điểm giấy phép lái xe?
- Viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn hay, chọn lọc? Mẫu viết đoạn văn 200 chữ về lòng biết ơn? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Từ 2025, tài xế lái xe liên tục quá 4 giờ bị phạt bao nhiêu tiền? Tính toán thời gian lái xe thế nào?
- Khi người tiêu dùng khởi kiện tại Tòa án thì ai có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa?