Đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện thế nào?
Có được dùng tài sản đã đăng ký biện pháp bảo đảm làm tài sản bảo đảm cho hợp đồng vay mới?
Căn cứ theo Điều 3, Điều 6 và Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP có nêu như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm;
...
Điều 6. Thời hạn có hiệu lực của đăng ký biện pháp bảo đảm
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký theo quy định tại Điều 5 của Nghị định này đến thời điểm xóa đăng ký biện pháp bảo đảm.
...
Điều 21. Các trường hợp xóa đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ xóa đăng ký biện pháp bảo đảm khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
...
2. Trường hợp một tài sản được dùng để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ, thì khi yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm tiếp theo, người yêu cầu đăng ký không phải xóa đăng ký đối với biện pháp bảo đảm đã đăng ký trước đó.
Như vậy về nguyên tắc thì khi khách hàng hoàn thành xong nghĩa vụ thì sẽ thực hiện thủ tục xóa đăng ký biện pháp bảo đảm. Nếu khách hàng không xóa đăng ký biện pháp bảo đảm thì có thể sử dụng tài sản đã dùng để thế chấp để bảo đảm cho hợp đồng vay mới (bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm).
Đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện thế nào? (Hình từ Internet)
Đăng ký thế chấp tài sản bảo đảm trong trường hợp bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện thế nào?
Tại Điều 18 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký như sau:
Các trường hợp đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
Người yêu cầu đăng ký nộp hồ sơ đăng ký thay đổi nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký, nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Rút bớt, bổ sung hoặc thay thế bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm theo thỏa thuận của bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm; thay đổi tên hoặc thay đổi bên bảo đảm, bên nhận bảo đảm do tổ chức lại doanh nghiệp;
2. Rút bớt tài sản bảo đảm;
3. Bổ sung tài sản bảo đảm mà các bên không ký kết hợp đồng bảo đảm mới;
4. Tài sản bảo đảm là tài sản hình thành trong tương lai đã hình thành, trừ trường hợp tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc tài sản bảo đảm hình thành trong tương lai là phương tiện giao thông cơ giới đã kê khai số khung khi đăng ký biện pháp bảo đảm.
Trường hợp tài sản bảo đảm là tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai (bao gồm cả nhà ở hình thành trong tương lai) đã hình thành, thì thủ tục đăng ký thay đổi được thực hiện đồng thời với thủ tục chứng nhận quyền sở hữu tài sản vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
5. Yêu cầu sửa chữa sai sót nội dung đã kê khai trong phiếu yêu cầu đăng ký;
6. Bổ sung nghĩa vụ được bảo đảm mà trong hợp đồng bảo đảm ban đầu các bên không có thỏa thuận về việc cầm cố, thế chấp tài sản để bảo đảm cho các nghĩa vụ phát sinh trong tương lai.
Và tại Điều 14 Thông tư 08/2018/TT-BTP quy định các trường hợp đăng ký mới khi có sự thay đổi thông tin về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký như sau:
Các trường hợp đăng ký mới khi có sự thay đổi thông tin về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký
1. Các trường hợp đăng ký mới khi có sự thay đổi thông tin về nội dung biện pháp bảo đảm đã đăng ký gồm:
a) Ký hợp đồng bảo đảm mới để bổ sung tài sản bảo đảm;
b) Thay đổi số hợp đồng và thời điểm ký kết hợp đồng bảo đảm.
2. Thủ tục đăng ký biện pháp bảo đảm đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại mục 5 chương II Nghị định số 102/2017/NĐ-CP.
Như vậy với trường hợp sử dụng tài sản đã đăng ký để bảo đảm cho hợp đồng vay mới thì không phải thực hiện đăng ký nữa.
Yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm như thế nào?
Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm thực hiện theo Điều 22 Nghị định 102/2017/NĐ-CP như sau:
Cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm
1. Người yêu cầu đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền yêu cầu cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm bằng tàu bay, tàu biển, tài sản là động sản khác.
2. Việc yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo một trong các phương thức quy định tại Điều 13 của Nghị định này.
3. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan đăng ký cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký biện pháp bảo đảm cho cá nhân, pháp nhân có yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy? Tham khảo mẫu bài phát biểu chúc Tết của Bí thư Đảng ủy?
- Phế liệu kim loại màu nhập khẩu là gì? Mẫu biên bản kiểm tra chất lượng Phế liệu kim loại màu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất theo QCVN?
- Mẫu Điều lệ quỹ từ thiện mới nhất? Tải mẫu? Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ từ thiện bao gồm những gì?
- Lỗi chở quá số người quy định xe ô tô 2025? Mức phạt lỗi chở quá số người quy định? Có bị trừ điểm GPLX?
- Thống nhất về dự thảo Nghị quyết xử lý sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước tại Nghị quyết 15/NQ-CP?