Đăng ký tàu biển tạm thời là gì? Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Đăng ký tàu biển tạm thời là gì?
Đăng ký tàu biển tạm thời được giải thích theo khoản 5 Điều 3 Nghị định 171/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký tàu biển tạm thời là việc đăng ký tàu biển thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Chưa nộp phí, lệ phí theo quy định;
- Chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển nhưng đã có cam kết trong hợp đồng mua, bán tàu biển là bên bán sẽ giao giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển cho bên mua; trong trường hợp này Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam chỉ có hiệu lực kể từ ngày hai bên mua, bán ký biên bản bàn giao tàu;
- Thử tàu đóng mới hoặc nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu.
Đăng ký tàu biển tạm thời là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 171/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 86/2020/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký tàu biển tạm thời, bao gồm:
- Trường hợp chưa nộp phí, lệ phí, hồ sơ đăng ký bao gồm: tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm b, c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu (bản sao);
- Trường hợp chưa có giấy chứng nhận xóa đăng ký tàu biển, hồ sơ đăng ký bao gồm: tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và Giấy chứng nhận dung tích tàu biển, Giấy chứng nhận phân cấp tàu biển hiện có của tàu (bản sao);
- Trường hợp thử tàu đóng mới, hồ sơ đăng ký bao gồm: Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này và bản số liệu dung tích của tàu;
- Trường hợp nhận tàu đóng mới để đưa về nơi đăng ký trên cơ sở hợp đồng đóng tàu, hồ sơ đăng ký bao gồm:
Tờ khai đăng ký tàu biển theo Mẫu số 01 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; các giấy tờ quy định tại các điểm c, d, đ, g và h khoản 2 Điều 9 của Nghị định này.
Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng trong bao lâu?
Giá trị sừ dụng của Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam theo khoản 1 Điều 11 Nghị định 171/2016/NĐ-CP cụ thể:
Thủ tục đăng ký tàu biển tạm thời
1. Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam:
a) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp 01 bản chính cho chủ tàu đăng ký tàu biển tạm thời mang cờ quốc tịch Việt Nam theo Mẫu số 08 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng trong 180 ngày kể từ ngày cấp;
c) Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam hết hiệu lực khi tàu biển chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức theo quy định tại Nghị định này, cơ quan đăng ký tàu biển nơi cấp Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam gia hạn đăng ký một lần nhưng thời gian gia hạn không quá 180 ngày, kể từ ngày hết hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam được cấp lần đầu;
d) Trường hợp sau khi gia hạn Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam quy định tại điểm c khoản này mà tàu biển vẫn chưa thể về Việt Nam để hoàn thành thủ tục đăng ký chính thức vì lý do bất khả kháng, Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam quyết định gia hạn thời gian đăng ký tàu biển tạm thời nhưng thời gian gia hạn không quá 180 ngày.
...
b) Trường hợp nhận hồ sơ qua đường bưu chính, nếu hồ sơ không hợp lệ, chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký tàu biển hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ theo quy định tại Nghị định này;
c) Chậm nhất 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký tàu biển cấp giấy chứng nhận đăng ký tàu biển và trả trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính; trường hợp không cấp giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
5. Chủ tàu nộp lệ phí đăng ký tàu biển theo quy định của Bộ Tài chính, nộp trực tiếp hoặc chuyển vào tài khoản của cơ quan đăng ký tàu biển trước khi nhận kết quả; chịu toàn bộ chi phí gửi hồ sơ, văn bản và các chi phí liên quan đến chuyển khoản.
Theo đó, Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu biển Việt Nam có giá trị sử dụng trong 180 ngày kể từ ngày cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm kiểm tra thực tế hàng hóa khi làm thủ tục hải quan là ở đâu? Thời hạn kiểm tra thực tế hàng hóa là bao lâu?
- Chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất ở có phải đăng ký biến động đất đai không? Có phải nộp tiền sử dụng đất?
- Bắt buộc doanh nghiệp phải ban hành nội quy lao động khi sử dụng bao nhiêu lao động? 09 nội dung chính trong nội quy lao động cần phải có?
- Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có được đại diện cho người tiêu dùng thực hiện khởi kiện vụ án dân sự?
- Sở giao dịch chứng khoán có được tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho chứng khoán của các doanh nghiệp chưa đủ điều kiện niêm yết không?