Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc có làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài không?
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc có làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài không?
Căn cứ Điều 3 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định về trọng tài vụ việc như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
7. Trọng tài vụ việc là hình thức giải quyết tranh chấp theo quy định của Luật này và trình tự, thủ tục do các bên thoả thuận.
...
Dẫn chiếu đến Điều 62 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
1. Theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, phán quyết của Trọng tài vụ việc được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết trước khi yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền tổ chức thi hành phán quyết trọng tài đó. Việc đăng ký hoặc không đăng ký phán quyết trọng tài không ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.
...
Theo đó, việc đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc không làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài.
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc có làm ảnh hưởng đến nội dung và giá trị pháp lý của phán quyết trọng tài không? (hình từ Internet)
Những nội dung nào trong phán quyết của trọng tài thương mại có thể đăng ký?
Tại khoản 4 Điều 62 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định như sau:
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc
...
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn xin đăng ký phán quyết, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét đơn đăng ký phán quyết. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn và thực hiện việc đăng ký. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu và các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, người yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài có quyền khiếu nại với Chánh án Tòa án về việc từ chối đăng ký phán quyết trọng tài. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được khiếu nại, Chánh án Tòa án phải xem xét và ra quyết định giải quyết khiếu nại. Quyết định giải quyết khiếu nại của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng.
4. Nội dung đăng ký phán quyết Trọng tài:
a) Thời gian, địa điểm thực hiện việc đăng ký;
b) Tên Tòa án tiến hành việc đăng ký;
c) Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;
d) Phán quyết được đăng ký;
đ) Chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.
...
Theo đó, các bên có thể đăng ký những nội dung liên quan đến phán quyết trọng tài sau:
- Thời gian, địa điểm thực hiện việc đăng ký;
- Tên Tòa án tiến hành việc đăng ký;
- Tên, địa chỉ của bên yêu cầu thực hiện việc đăng ký;
- Phán quyết được đăng ký;
- Chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu của Tòa án.
Thẩm phán có quyền từ chối đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc trong trường hợp nào?
Tại Điều 13 Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP quy định như sau:
Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc quy định tại Điều 62 Luật TTTM
1. Theo quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật TTTM thì hết thời hạn 01 năm, kể từ ngày ban hành phán quyết trọng tài, mà một hoặc các bên mới có đơn yêu cầu Tòa án đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, thì Tòa án không có thẩm quyền xem xét, giải quyết đơn yêu cầu đó.
Trường hợp có căn cứ cho thấy phán quyết trọng tài vụ việc đang được xem xét, giải quyết theo thủ tục yêu cầu hủy phán quyết trọng tài tại Tòa án có thẩm quyền thì khi nhận được đơn yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài, Tòa án chưa thụ lý yêu cầu này để đợi kết quả giải quyết yêu cầu hủy phán quyết trọng tài.
2. Bên yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc phải làm đơn yêu cầu bằng văn bản và gửi cùng các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật TTTM đến Tòa án có thẩm quyền.
3. Khi xem xét đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc, Thẩm phán không phải mở phiên họp xét đơn yêu cầu. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể triệu tập một hoặc các bên tranh chấp, Hội đồng trọng tài để nghe ý kiến của họ về yêu cầu đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc. Thẩm phán căn cứ vào quy định Luật TTTM, các tài liệu kèm theo, kiểm tra tính xác thực của các tài liệu gửi kèm theo đơn để xem xét, quyết định việc đăng ký.
4. Trường hợp xét thấy phán quyết trọng tài vụ việc và các tài liệu gửi kèm theo đơn yêu cầu là xác thực thì Thẩm phán thực hiện việc đăng ký. Quyết định đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc được thực hiện theo Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
5. Trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật, thì Thẩm phán từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu, các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do. Mẫu thông báo từ chối đăng ký phán quyết Trọng tài vụ việc được thực hiện theo Mẫu số 05 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
Như vậy, trường hợp xác định phán quyết trọng tài không có thật, thì Thẩm phán có quyền từ chối đăng ký, trả lại đơn yêu cầu, các tài liệu kèm theo và phải thông báo ngay cho bên có yêu cầu biết, đồng thời nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổ chức mua bán nợ xấu có được chuyển khoản nợ xấu đã mua bằng trái phiếu đặc biệt thành khoản nợ xấu mua theo giá thị trường không?
- Công văn 9582 về cấp định danh tổ chức cho doanh nghiệp, hợp tác xã như thế nào? Xem toàn văn Công văn 9582 ở đâu?
- Giữ thẻ căn cước trái quy định pháp luật là gì? Nghĩa vụ của công dân khi bị giữ thẻ căn cước được quy định thế nào?
- Kịch bản chương trình kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024? Kịch bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2024?
- Thủ tục cho thuê, cho thuê mua nhà ở cho lực lượng vũ trang nhân dân do Nhà nước đầu tư xây dựng bằng vốn đầu tư công cấp trung ương ra sao?