Đăng ký nhãn hiệu như thế nào theo pháp luật sở hữu trí tuệ? Quy định về hồ sơ đăng ký như thế nào? Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Để được một nhãn hiệu được bảo hộ cần đảm bảo những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định về điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ như sau:
Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.
Như vậy muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu và được cấp văn bằng thì tổ chức, cá nhân có nhãn hiệu cần đăng ký phải đảm bảo được các điều kiện trên.
Đăng ký nhãn hiệu như thế nào theo pháp luật sở hữu trí tuệ?
Ai là người có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 (Được sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009) Chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau:
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
+ Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
Ngoài ra các tổ chức, cá nhân nêu trên có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
Đồng thời trường hợp nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 100 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy đinh đơn đăng ký sở hữu công nghiệp bao gồm các tài liệu sau đây:
- Tờ khai đăng ký theo mẫu số: 04-NH Phụ lục A của Thông tư 01/2007/TT-BKHCN
- Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;
- Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;
- Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;
- Chứng từ nộp phí, lệ phí.
Tổ chức, cá nhân muốn đăng ký nhãn hiệu phải chuẩn bị các hồ sơ nêu trên, sau đó nộp hồ sơ đầy đủ đến cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Phí, lệ phí đăng ký nhãn hiệu là bao nhiêu?
Căn cứ quy định tại Biểu mức thu phí, lệ phí sở hữu công nghiệp ban hành kèm theo Thông tư số 263/2016/TT-BTC bao gồm các loại phí sau:
- Lệ phí nộp đơn (gồm cả đơn tách, đơn chuyển đổi): 150 nghìn đồng
- Lệ phí cấp Văn bằng bảo hộ: 120 nghìn đồng (Trường hợp đơn nhãn hiệu có trên 01 nhóm sản phẩm, từ điểm độc lập /phương án/ nhóm thứ 2 trở đi phải nộp thêm 100 nghìn cho mỗi điểm độc lập /phương án/ nhóm)
- Phí thẩm định đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu: 550 nghìn đồng (Nếu bản mô tả đơn nhãn hiệu có trên 6 sản phẩm/dịch vụ trong một nhóm, phải nộp thêm cho mỗi trang, mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 120 nghìn đồng)
- Phí phân loại quốc tế về sáng chế, kiểu dáng công nghiệp đối với nhãn hiệu: 100 nghìn đồng (Nếu mỗi nhóm có trên 6 sản phẩm/dịch vụ, phải nộp thêm cho mỗi sản phẩm/dịch vụ từ thứ 7 trở đi 20 nghìn đồng)
- Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: 600 nghìn đồng
- Phí thẩm định yêu cầu sửa đổi đơn đăng ký sở hữu công nghiệp: 160 nghìn đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản nghiệm thu giàn giáo của công trình xây dựng mới nhất? Giàn giáo phải được thiết kế thế nào?
- Mẫu thông báo số tài khoản ngân hàng đến khách hàng mới nhất? Công ty hợp danh được mở bao nhiêu tài khoản ngân hàng?
- Nhiệm vụ thiết kế xây dựng là căn cứ để lập dự án đầu tư xây dựng, lập thiết kế xây dựng? Tải Mẫu Nhiệm vụ thiết kế xây dựng?
- Đất trồng cây lâu năm thuộc nhóm đất gì? NSDĐ trồng lúa có nhu cầu chuyển đổi sang trồng cây lâu năm thì gửi Bản Đăng ký cho cơ quan nào?
- Tải mẫu quyết định thay đổi Thẩm phán trước khi mở phiên tòa hình sự mới nhất? Hướng dẫn viết mẫu?