Đăng ký danh mục nội dung kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh truyền hình cần đáp ứng yêu cầu gì?
Đăng ký danh mục nội dung kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh truyền hình cần đáp ứng yêu cầu gì?
Nội dung kênh chương trình nào trên dịch vụ phát thanh truyền hình cần chứng minh bản quyền hợp pháp? (Hình từ Internet)
Theo khoản 1, 2 và khoản 3 Điều 21 Nghị định 06/2016/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a, điểm b khoản 12 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Đăng ký danh mục nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá chủ động lựa chọn danh mục kênh chương trình trong nước phù hợp quy định tại Điều 13 Nghị định này để cung cấp trên dịch vụ và không phải thực hiện thủ tục đăng ký danh mục kênh; thực hiện thông báo danh mục kênh theo biểu mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phục vụ báo cáo nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền
a) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung các kênh chương trình trong nước, kênh chương trình nước ngoài;
b) Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền không phải thực hiện đăng ký danh mục nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng. Các nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng trên dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải bảo đảm các yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này;
3. Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng
a) Bảo đảm đáp ứng yêu cầu về bản quyền theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định này;
b) Được thực hiện biên tập, phân loại trước khi cung cấp trên dịch vụ theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định này;
c) Nội dung quảng cáo (nếu có) được đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện biên tập bảo đảm tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam về quảng cáo và các quy định của pháp luật khác có liên quan;
d) Nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng, nội dung quảng cáo: Phải lập hồ sơ theo biểu mẫu do Bộ Thông tin và Truyền thông quy định phục vụ báo cáo nghiệp vụ và kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, tùy theo những loại dịch vụ phát thanh truyền hình mà khi đăng ký danh mục nội dung cần đáp ứng các yêu cầu sau:
(1) Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình quảng bá;
(2) Đối với dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền;
(3) Yêu cầu đối với nội dung theo yêu cầu và nội dung giá trị gia tăng.
Nội dung kênh chương trình nào trên dịch vụ phát thanh truyền hình cần chứng minh bản quyền hợp pháp?
Theo Điều 22 Nghị định 06/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 13 Điều 1 Nghị định 71/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Bản quyền nội dung trên dịch vụ phát thanh, truyền hình
1. Các kênh chương trình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của pháp luật được tiếp phát, truyền tải nguyên vẹn trên dịch vụ phát thanh, truyền hình tại Việt Nam thông qua thỏa thuận điểm nhận tín hiệu giữa cơ quan báo chí có Giấy phép hoạt động phát thanh, truyền hình và đơn vị cung cấp dịch vụ.
2. Các kênh chương trình khác trên dịch vụ phát thanh, truyền hình phải bảo đảm các yêu cầu về bản quyền như sau:
a) Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, kênh chương trình, trừ trường hợp cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) của đơn vị cung cấp dịch vụ theo quy định của Điều 23 Nghị định này.
3. Các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng phải bảo đảm đáp ứng các yêu cầu về bản quyền như sau:
a) Có văn bản chứng minh bản quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Bảo đảm tính nguyên vẹn của chương trình, phim đã được phát trên kênh, bao gồm cả tên, biểu tượng (logo) của kênh chương trình;
c) Bảo đảm tuân thủ hợp đồng hoặc văn bản thỏa thuận bản quyền; tính nguyên vẹn của nội dung chương trình sau khi được biên tập, phân loại theo quy định tại khoản 1 Điều 20a Nghị định này.
Theo đó, đối với các kênh chương trình khác trên dịch vụ phát thanh, truyền hình và các nội dung phát thanh, truyền hình theo yêu cầu, nội dung của dịch vụ giá trị gia tăng thì cần chứng minh bản quyền hợp pháp.
Giới hạn ký tự của tên kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh truyền hình là bao nhiêu?
Theo Điều 23 Nghị định 06/2016/NĐ-CP quy định như sau:
Tên, biểu tượng đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình
Đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) dịch vụ trên kênh chương trình truyền hình để nhận dạng dịch vụ của mình theo các quy định sau:
1. Có khả năng nhận dạng dễ dàng.
2. Không vượt quá 10 (mười) ký tự và không trùng với tên, biểu tượng đã đăng ký trước đó.
3. Đặt ở 01 (một) trong 04 (bốn) góc của màn hình và không chồng lên biểu tượng của đơn vị cung cấp nội dung hoặc biểu tượng của kênh chương trình.
4. Có văn bản chứng nhận hoặc cam kết sở hữu trí tuệ theo quy định của pháp luật đối với biểu tượng (lôgô) dịch vụ. Biểu tượng dịch vụ của đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phải đăng ký cùng với hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền hoặc hồ sơ đề nghị sửa đổi, bổ sung Giấy phép cung cấp dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền.
5. Không cài đặt tên, biểu tượng dịch vụ trên các kênh chương trình truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu theo quy định của Nhà nước.
6. Chủ động chọn và đề xuất ít nhất 2 kênh chương trình trong danh mục kênh chương trình cung cấp trên dịch vụ để thực hiện cài đặt tên, biểu tượng (lôgô) cho mục đích nhận dạng đơn vị cung cấp dịch vụ.
Theo đó, giới hạn ký tự của tên kênh chương trình trên dịch vụ phát thanh truyền hình là không vượt quá 10 ký tự và không trùng với tên, biểu tượng đã đăng ký trước đó.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giấy phép hoạt động xây dựng là gì? Nhà thầu nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động xây dựng khi nào?
- Văn kiện đại hội chi bộ nhiệm kỳ 2025 2027 gồm những gì? Quy định mức chi đại hội chi bộ mới nhất hiện nay như thế nào?
- Nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư trong đầu tư công bao gồm những hoạt động nào? Điều kiện để nhiệm vụ được bố trí vốn kế hoạch đầu tư công hằng năm?
- Hồ sơ đăng ký chuyển mục đích sử dụng đất không phải xin phép cơ quan nhà nước có thẩm quyền ở cấp tỉnh gồm những gì?
- Hướng dẫn điền mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới nhất? Tải về mẫu tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu mới ở đâu?